Bộ 3 báo cáo tài chính chủ doanh nghiệp thường xuyên nhầm lẫn
Tài chính

Bộ 3 báo cáo tài chính chủ doanh nghiệp thường xuyên nhầm lẫn

Finance Sales
Tiền mặt, tài sản và lợi nhuận là một thứ hay ba thứ hoàn toàn khác nhau? Nói một cách tổng quát, mỗi yếu tố trong ba yếu tố trên đều có một vai trò khác nhau khi phân tích hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp, cần phải được nhìn nhận một cách tách bạch để tránh những nhầm lẫn không đáng có.

Tiền mặt, tài sản và lợi nhuận là một thứ hay ba thứ hoàn toàn khác nhau?

★ Câu trả lời rất đơn giản: Đây là ba thứ hoàn toàn tách biệt. Bạn kinh doanh có lời không có nghĩa là bạn có tiền. Bạn có tiền không có nghĩa là công ty có nhiều tài sản hơn. Ngược lại, công ty có nhiều tài sản chưa chắc đã đủ tiền hoạt động, cũng như công ty có nhiều tiền chưa chắc đã không bị lỗ.

★ Nói một cách tổng quát, mỗi yếu tố trong ba yếu tố trên đều có một vai trò khác nhau khi phân tích hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, chúng cần phải được nhìn nhận một cách tách bạch để tránh những nhầm lẫn không đáng có, dẫn đến việc tài chính công ty không rõ ràng, càng làm càng thấy lỗ. Tệ hơn là sự sụp đổ do không đủ dòng tiền hoạt động. Đó cũng là thực trạng của hầu hết công ty “chết non” ở Việt Nam.

★ Để nhìn nhận ba yếu tố lợi nhuận, tài sản và tiền mặt một cách rõ ràng, những nhà phân tích tài chính ghi nhận chúng vào ba bảng báo cáo tài chính khác nhau, bao gồm PROFIT & LOSS (P&L), BALANCE SHEET và CASH FLOW. Đây là ba bảng báo cáo cơ bản nhất mà một người chủ doanh nghiệp hoặc một người quản lý buộc phải biết khi đã đụng đến cuộc chơi tài chính.

1/ P&L - Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh

P&L (Báo cáo lời & lỗ) là bảng báo cáo phổ biến và được nhiều người sử dụng nhất. Về cơ bản, P&L trả lời câu hỏi: Công ty này có đang hoạt động hiệu quả hay không? Nó ghi nhận lại tất cả những chi phí và nguồn thu đến từ một hoạt động kinh doanh cụ thể, bao gồm: Tiền thu về, chiết khấu, các chi phí tạo ra sản phẩm, chi phí Marketing, lương thưởng cho nhân viên,... và cuối cùng là lợi nhuận đem về.

Nhìn vào P&L, người quản lý có thể biết được doanh thu của mình thông qua các hoạt động kinh doanh là bao nhiêu, các chi phí đang phải trả là gì, lợi nhuận đem lại ra sao. Đây là những nền tảng để làm dự báo doanh số và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty về sau.

2/ BALANCE SHEET - Bảng cân đối kế toán

Một trong những sai lầm cơ bản nhất của chủ doanh nghiệp là nhầm lẫn giữa P&L và Balance Sheet. Việc bạn bỏ ra bao nhiêu vốn để thành lập công ty, nợ bao nhiêu tiền trong ngân hàng, mua được bao nhiêu máy móc thiết bị,v.v... về cơ bản KHÔNG HỀ liên quan đến lợi nhuận hay hiệu quả kinh doanh của bạn. Tất cả những thứ được nêu trên được gọi là TÀI SẢN, và sẽ được ghi nhận một cách tách biệt trong Balance Sheet.

Nói nôm na, Balance Sheet như một bức tranh chụp lại toàn bộ những gì công ty bạn sở hữu. Balance Sheet luôn có 2 phần:

(1) Assets (tài sản): bao gồm tiền mà doanh nghiệp đang có trong tay, toàn bộ hàng hóa, tồn kho, toàn bộ máy móc, thiết bị, nhà xưởng, văn phòng thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

(2) Liabilities & Equity (Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu): Bao gồm những khoản nợ mà công ty đang gánh, và cổ phẩn của các cổ đông tham gia trong công ty.

Thông thường, một doanh nghiệp sẽ được định giá dựa trên Balance sheet và lợi nhuận được ghi nhận từ P&L.

3/ CASH FLOW - Báo cáo dòng tiền

Đây là bảng vô cùng quan trọng, nó trả lời cho câu hỏi: Bạn có đủ tiền hoạt động hay không?

Cash Flow ghi nhận dòng tiền “thật” ra vào công ty. Có rất nhiều trường hợp P&L cho ra lợi nhuận rất lớn nhưng ngành hàng có công nợ quá lâu khiến tiền về không kịp, dẫn đến việc công ty nhìn thì tưởng lời nhưng thật ra lại không đủ kinh phí hoạt động.

Hãy luôn nhớ: tiền khác doanh thu, và doanh nghiệp thì sống bằng tiền. Thực tế, nhiều công ty đã phá sản vì cứ chăm chăm vào P&L mà không để ý đến dòng tiền của mình.

Khóa học "Finance for Non-Finance Managers" tại CASK Academy – Tài chính ứng dụng dành cho người làm Marketing, Brand, Trade, Sales & SMEs được hệ thống đầy đủ trong 2 ngày học.

► Link Tham khảo: https://www.cask.vn/business/finance

► Đọc thêm kiến thức về Finance tại: https://www.cask.vn/blog/tai-chinh

► DOWNLOAD BROCHURE và xem lịch khai giảng tất cả khóa học trong năm 2023 tại: https://www.cask.vn/lich-khai-giang

Bài viết cùng chuyên mục

5 “lỗ hổng mất tiền” khi vận hành hệ thống phân phối
Tài chính

Xây dựng & vận hành kênh hệ thống phân phối trơn tru luôn là mơ ước của mọi doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp hay bị “mất tiền” trong quá trình vận hành kênh phân phối vì 5 lí do hàng đầu dưới đây. Tập trung cải thiện tốt 5 lí do sau sẽ giúp hàng hóa luân chuyển hiệu quả & chi phí được kiểm soát chặt.
Xem thêm
5 nguyên tắc thiết kế dịch vụ trải nghiệm khách hàng (Service Prototyping)
Tài chính

Ngày nay, trải nghiệm dịch vụ trở thành yếu tố không thể tách rời trong hành trình mua sắm khách hàng (Consumer Journey). Khách hàng đòi hỏi ngày càng cao, họ trả tiền cho 1 món hàng không đơn thuần vì giá trị của sản phẩm vật chất mà bao gồm luôn các dịch vụ trải nghiệm có liên quan trong quá trình mua hàng (hoặc sau khi mua hàng).
Xem thêm
7 tips giúp review kế hoạch kinh doanh 2018 hiệu quả
Tài chính

Một năm qua, bạn đã đầu tư một lượng lớn ngân sách và nhân lực để triển khai các kế hoạch kinh doanh, nhưng chúng lại không thực sự hiệu quả như mong đợi, dẫn đến một số thất bại trong kinh doanh. Đây chính là cơ hội để bạn phân tích lại những thành công và hạn chế của năm cũ nhằm hiểu rõ hơn điều cần thay đổi và điều nên duy trì cho doanh nghiệp thông qua 7 tips dưới đây.
Xem thêm
Tại sao lại cần Tiếp thị đa kênh?
Tài chính

Liệu khách hàng của mình trải qua những bước gì khi tiến hành mua một sản phẩm? Họ mất bao lâu từ lần viếng thăm đầu tiên đến khi ra quyết định mua hàng? Hành trình đó được diễn ra ở những kênh nào? Đây là những câu hỏi mà chủ doanh nghiệp cần trả lời để tiếp cận khách hàng một cách toàn diện ngày nay. Hay nói cách khác là những câu hỏi cơ bản để đưa ra một chiến lược tiếp thị đa kênh đúng đắn cho doanh nghiệp.
Xem thêm
4 điều cần biết để tránh sai lầm khi lên ngân sách cho Content Marketing
Tài chính

Bạn có tự tin rằng ngân sách bạn dành cho Content Marketing (tiếp thị nội dung) trong năm vừa qua đáp ứng được nhu cầu của mình? Câu hỏi này có lẽ hơi khó để trả lời, vậy thì bạn có dành khoản ngân sách nào cho Content Marketing không? Ở nhiều công ty, Content Marketing chỉ thuần túy là một phần trong ngân sách dành cho marketing nói chung.
Xem thêm

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1 Facebook 0901 03 09 00