Một ngân sách Marketing tối ưu là điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho công ty của mình. Và nhiều doanh nghiệp cỡ nhỏ trăn trở về nó.
Gần đây một người bạn của tôi vốn đang sở hữu doanh nghiệp cỡ nhỏ rất thành công đã gọi và nói với tôi rằng anh ấy đã sẵn sàng đưa công ty của mình lên một tầm cao mới. Tôi hỏi anh ta điều đó có nghĩa là gì? anh trả lời rằng anh muốn nhiều hơn, tôi tiếp tục thăm dò anh ấy muốn nhiều hơn cái gì. Anh ấy nói “hỏi hay đó”. Sau đó, anh bắt đầu mô tả công việc kinh doanh của mình. Anh ấy giải thích anh ấy muốn có được nhiều khách hàng hơn, những người có thể chi nhiều tiền hơn, và muốn làm điều đó một cách tối ưu lợi nhuận
Bây giờ cuộc trò chuyện bắt đầu có hiệu quả, chúng tôi đã và đang nói đến mục tiêu được xác định rõ. Nhưng tất cả dừng ngay khi tôi đề cập đến từ đó: ngân sách. Ngân sách là một từ mà hầu hết các chủ doanh nghiệp ái ngại. Ngay tại một số công ty cỡ vừa người ta vẫn lúng túng khi được hỏi “Ngân sách của bạn là gì?”
Làm thế nào một doanh nghiệp có thể hoạt động mà không có ngân sách tiếp thị? Có một tâm lý cho rằng nếu bạn có ngân sách thì cuối cùng bạn sẽ lãng phí nó, vì một khi bạn xác định số tiền bạn sẽ chi tiêu, thì đó là bạn đã tiêu hết. Nhưng suy nghĩ đi xa quá so với sự thật.
Lập ngân sách thông minh là điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho doanh nghiệp của mình. Nó quan trọng hơn việc tìm ra cách chi tiêu, đặc biệt là đối với Marketing. Một trong những lý do tôi yêu thích Digital Marketing là nó có thể đo lường được. Bạn có thể biết được chính xác phần nào trong ngân sách của bạn đang được tiêu hao và phần nào không, và sau đó bạn tối ưu hóa các con số
Dưới đây là năm câu hỏi bạn cần tự hỏi mình trước khi lên ngân sách Marketing cho doanh nghiệp cỡ nhỏ.
Hiện tại bạn đang trả tiền để Marketing theo kiểu nào?
Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp, bạn hiện đang trả tiền để có được khách hàng hoặc để có được nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness). Và đây hiển nhiên là một phần chi phí kinh doanh của bạn. Ví dụ, nếu bạn có nhân viên bán hàng chốt giao dịch, chi phí lao động của họ sẽ được đặt ra so với doanh số mới đó. Nếu bạn mở cửa hàng có chi phí 10.000 đô la một tháng, bạn có thể chi tiêu gấp ba lần số tiền so với bạn mở một văn phòng với hy vọng có được lượng khách ghé qua.
Khi bạn hiểu những gì bạn hiện đang chi cho Marketing, điều đó sẽ có ý nghĩa hơn khi lên một ngân sách, trên thực tế, bạn đã luôn có ngân sách đó, chỉ là bạn không hoàn toàn biết đến nó mà thôi.
Tiềm năng tăng trưởng của tôi đến đâu??
Khi bạn hiểu được nhu cầu của mình và những gì bạn hiện đang bỏ ra, bạn có thể cố gắng để tìm ra bạn chi bao nhiêu cho mỗi khách hàng tiềm năng hoặc mỗi lần chốt giao dịch. Ví dụ: giả sử bạn kiếm được 500 đô la cho mỗi khoản vay 5.000 đô la và khách hàng là một nhà hàng đã thực hiện bốn khoản vay trong hai năm. Bạn nhận ra rằng khách hàng này mang lại 2.000 đô la lợi nhuận cho bạn.
Bạn sẵn sàng chi bao nhiều phần trăm lợi nhuận để có được khách hàng?
Nếu bạn nói 25%, điều đó có nghĩa là bạn bỏ ra 500 đô la. Bây giờ bạn đã hiểu những gì bạn sẵn sàng trả cho một khách hàng, hãy tự hỏi mình có bao nhiêu khách hàng như thế mà bạn đủ khả năng để đầu tư. Nếu bạn có đủ khả năng để đầu tư cho 10 khách hàng mới mỗi tháng, thì ngân sách của bạn được giới hạn ở mức 5.000 đô la mỗi tháng.
Tôi có thể chấp nhận rủi ro hay không?
Marketing là một phép thử . Giả sử bạn quyết định 5.000 đô la cho ngân sách tiếp thị và bạn chỉ có thể chi 5.000 đô la đó nếu bạn có 10 khách hàng mới. Không có cách nào để bạn biết liệu bạn có thực sự có được 10 khách hàng đó hay không khi bạn bỏ ra 5000 đô mỗi tháng và nguy cơ chính là bạn không có thêm bất kỳ khách hàng nào. Luôn có nguy cơ bạn không nhận được ROI (hoàn vốn đầu tư-return on investment) mà bạn đang tìm kiếm khi thực hiện Marketing. Một số chủ doanh nghiệp rất phấn khích đã đặt tất cả lên hàng rồi cầu nguyện và hy vọng điều tốt nhất. Họ biết rằng họ có thể chấp nhận rủi ro, nhưng bất chấp. Kết cục là việc kinh doanh thường sẽ lỗ lã và họ đổ lỗi cho sự may rủi hoặc thị trường xấu, trong thực tế, họ chấp nhận rủi ro nhiều hơn mức họ nên có.
Làm thế nào để tôi giảm thiểu rủi ro?
Khi bắt tay vào hành trình Marketing, bạn biết rằng sẽ có nhiều rủi ro và bạn có thể thất bại. Thực sự quan trọng để tự hỏi làm thế nào để giảm thiểu rủi ro, ngay trước khi bạn thiết lập ngân sách. Bạn có thể tận dụng công nghệ để giúp bạn hiểu rủi ro và phân tích kết quả Marketing của mình, từ đó bạn có thể tăng ngân sách đáng kể và duy trì ROI bạn cần để thúc đẩy tăng trưởng.
Cùng quay lại khoảng vay công ty của bạn cho vay nhà hàng ở đầu bài. Giả sử rằng bạn đã kiếm được khoảng 2.000 đô la cho mỗi khách hàng trong hai năm, bạn sẵn sàng bỏ ra 500 đô la cho mỗi khách hàng. Kết quả bạn thực sự đang trả 400 đô la cho mỗi khách hàng mới được mang đến thông qua nhân viên bán hàng của bạn, nhưng sự tăng trưởng đó không thể mở rộng được.
Bạn nhìn vào tài khoản ngân hàng của mình và thấy rằng bạn có 25.000 đô, nhưng bạn không sẵn sàng thổi bay tất cả cùng một lúc. Bạn cần chắc chắn rằng bạn có thể xử lý dòng thu doanh nghiệp bổ sung (influx of additional business), vì vậy bạn sẵn sàng nhận mười khách hàng mới mỗi tháng. Bạn sẵn sàng mạo hiểm 5.000 đô la mỗi tháng với hy vọng có được mười khách hàng mới.
Bạn lên một chiến lược digital marketing nhằm thử nghiệm để giảm thiểu rủi ro, bạn xem chất lượng leads (khách hàng tiềm năng đăng ký) mỗi tuần. Bạn bắt đầu chiến dịch ở mức 200 đô la một ngày và nhanh chóng nhận ra chi phí phải trả là 100 đô la cho mỗi leads. Ở mức 200 đô la một ngày, bạn sẽ nhận được hai leads mỗi ngày. Vào cuối tuần, bạn có 10 leads và chỉ có hai trong số đó có khả năng chốt giao dịch. Vào cuối tuần thứ hai, điều tương tự cũng xảy ra, bạn bắt đầu nhận ra một điều thú vị. Bốn khách hàng tiềm năng sắp chốt giao dịch có số tiền vay trung bình 20.000 USD mỗi khoản. Lợi nhuận trên mỗi tài khoản của bạn gấp bốn lần và bạn bắt đầu nghĩ về việc nhân đôi ngân sách Marketing của mình.
Hãy nhìn lại xem, bạn ban đầu vốn chưa có ngân sách và bây giờ bạn có một ngân sách rất rõ ràng và một công thức mẫu có thể sử dụng để lập kế hoạch trong tương lai.
Bây giờ bạn có thể thấy tại sao lên ngân sách rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ. Bạn sẽ có nơi để bắt đầu, hãy chắc rằng bạn cũng có thể thử nó, thay đổi các chi tiết và phương pháp khi cần thiết.