Trước khi đi sâu vào vai trò của tài chính (finance) trong doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ khái niệm chuỗi giá trị của công ty. Chuỗi giá trị không chỉ là một nền tảng để đánh giá và cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiểu được chuỗi giá trị giúp chúng ta thấy rõ hơn về cách các hoạt động trong công ty kết hợp với nhau để tạo ra giá trị cho khách hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Vậy chuỗi giá trị trong doanh nghiệp là gì?
Chuỗi giá trị (value chain) là mô hình mô tả toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra cuối cùng. Mô hình này bao gồm cả các hoạt động chính (primary activities) như sản xuất, marketing, bán hàng và dịch vụ, cũng như các hoạt động hỗ trợ (support activities) như quản lý nhân sự, công nghệ và tài chính.
Ví dụ về chuỗi giá trị của một công ty nước giải khát:
1. Nguyên liệu
Mô tả: Giai đoạn này bao gồm việc thu mua và kiểm tra các nguyên liệu chính như nước, đường, hương liệu tự nhiên hoặc nhân tạo, chất bảo quản, và các thành phần bổ sung khác như vitamin, khoáng chất.
Vai trò của Finance: Đảm bảo nguồn tài chính để thu mua nguyên liệu với chi phí hợp lý và đảm bảo chất lượng cao. Đánh giá các nhà cung cấp để tối ưu hóa chi phí và chất lượng.
2. Bao Bì
Mô tả: Thu mua và sản xuất bao bì như chai nhựa, lon nhôm, nhãn mác, và các vật liệu đóng gói khác.
Vai trò của Finance: Đảm bảo đủ vốn để mua sắm bao bì với chi phí hiệu quả. Đánh giá các nhà cung cấp bao bì để đảm bảo chất lượng và tính bền vững của vật liệu.
3. Sản Xuất
Mô tả: Quá trình sản xuất bao gồm pha chế, đóng chai, dán nhãn và kiểm tra chất lượng sản phẩm nước giải khát.
Vai trò của Finance: Quản lý chi phí sản xuất, đầu tư vào máy móc và công nghệ mới để nâng cao hiệu quả sản xuất. Đảm bảo rằng quá trình sản xuất hoạt động liên tục và hiệu quả
4. Phân Phối Kênh
Mô tả: Vận chuyển sản phẩm từ nhà máy sản xuất đến các điểm bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, và nhà hàng.
Vai trò của Finance: Quản lý chi phí vận chuyển, đầu tư vào hệ thống quản lý kho và logistic. Đảm bảo hiệu quả trong việc phân phối sản phẩm để tối thiểu hóa chi phí và thời gian giao hàng.
5. Bảo Quản Tại Điểm Bán
Mô tả: Quản lý việc lưu trữ và bảo quản sản phẩm tại các điểm bán để đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Vai trò của Finance: Đầu tư vào các hệ thống bảo quản tại điểm bán, theo dõi và quản lý hàng tồn kho để giảm thiểu lãng phí và hư hỏng.
6. Quảng Cáo, Khuyến Mại
Mô tả: Tiến hành các chiến dịch quảng cáo, khuyến mại để giới thiệu sản phẩm và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Vai trò của Finance: Quản lý ngân sách quảng cáo và khuyến mại, đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing để tối ưu hóa chi phí và gia tăng doanh số.
7. Tái Chế
Mô tả: Thu hồi và tái chế bao bì sản phẩm sau khi sử dụng để giảm thiểu tác động đến môi trường.
Vai trò của Finance: Đầu tư vào các chương trình tái chế, quản lý chi phí thu gom và tái chế. Đánh giá và cải tiến quy trình tái chế để đảm bảo tính bền vững.
8. Xây Dựng Cộng Đồng
Mô tả: Tham gia vào các hoạt động xã hội, chương trình phát triển cộng đồng và các hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR).
Vai trò của Finance: Quản lý ngân sách cho các hoạt động cộng đồng, đánh giá tác động của các chương trình CSR đối với hình ảnh và uy tín của công ty. Đảm bảo rằng các hoạt động này mang lại giá trị cho cộng đồng và công ty.
Vai trò của finance trong doanh nghiệp
Finance đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và hỗ trợ doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Chức năng của finance được phản ánh qua cấu trúc tài chính trong hầu hết các công ty đa quốc gia lớn (MNCs), với nhóm kế toán tài chính thực hiện vai trò "kiểm soát" và nhóm kế toán quản trị thực hiện vai trò "hỗ trợ" hoặc "đối tác kinh doanh.
Tăng thị phần (Market share)
Trong một thị trường cạnh tranh, tăng thị phần là một trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần đầu tư vào các hoạt động marketing, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, và mở rộng kênh phân phối.
Vai trò finance: Phân bổ nguồn vốn hiệu quả, finance giúp doanh nghiệp có thể triển khai các chiến dịch quảng cáo lớn, tham gia vào các triển lãm thương mại, và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường
Tăng Trưởng Doanh Số (Sales Growth)
Tăng trưởng doanh số không chỉ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu mà còn cải thiện khả năng cạnh tranh, tăng cường mối quan hệ với khách hàng và mở ra cơ hội kinh doanh.
Vai trò finance: Hỗ trợ tăng trưởng doanh số bằng cách cung cấp ngân sách cho các hoạt động tiếp thị và bán hàng, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, và cải tiến dịch vụ khách hàng, phân tích dữ liệu bán hàng, xác định xu hướng và cơ hội mới trên thị trường.
Tăng trưởng lợi nhuận (Profit)
Doanh nghiệp cần tối ưu hóa chi phí, tăng hiệu quả sản xuất và cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao để tăng lợi nhuận.
Vai trò finance: Bằng cách theo dõi và phân tích chi phí, finance giúp doanh nghiệp tìm ra các cơ hội tiết kiệm và cải thiện hiệu quả hoạt động. Hơn nữa, finance cũng đảm bảo rằng các quyết định đầu tư được thực hiện dựa trên phân tích lợi ích và chi phí, nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Vòng Tiền Mặt (Cash Conversion Cycle)
Quản lý tốt vòng tiền mặt giúp doanh nghiệp duy trì thanh khoản, đảm bảo có đủ tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu hàng ngày và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng kinh doanh.
Vai trò finance: Quản lý vòng tiền mặt bằng cách tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho, cải thiện quy trình thu hồi công nợ và kéo dài thời gian trả nợ cho nhà cung cấp, finance giúp doanh nghiệp có thể sử dụng tiền mặt hiệu quả hơn, giảm chi phí vay mượn và tăng cường khả năng đầu tư vào các hoạt động kinh doanh mới.
Kết luận
Vai trò của finance trong doanh nghiệp là không thể thiếu, từ việc tăng thị phần, thúc đẩy tăng trưởng doanh số, tối ưu hóa lợi nhuận đến quản lý vòng tiền mặt. Hiểu rõ các vai trò này giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực tài chính một cách hiệu quả, đạt được các mục tiêu kinh doanh và phát triển bền vững.
------------------------------------------------------------------------------------------
Tham khảo Khóa học “Finance for Non-Finance Managers”nhằm trang bị năng lực hiểu các loại chi phí của Marketing, Trade Marketing & Sales dưới lăng kính của người quản lý tài chính, nắm vững các công cụ quan trọng giúp tối ưu hoá lợi nhuận sản phẩm, các nhóm sản phẩm và toàn bộ doanh nghiệp, quản lý tài chính để xây dựng ngân sách Marketing, Trade Marketing và mở rộng kênh phân phối, thiết kế được Business Case tài chính trước khi tung sản phẩm mới.
"FINANCE FOR NON-FINANCE MANAGERS – Khóa học đặc biệt về Tài chính ứng dụng cho Brand - Trade - Sales"
► ĐĂNG KÍ NGAY tại: https://www.cask.vn/business/finance
► Thời lượng: 2 ngày (4 buổi)
► Hình thức học:
Offline tại Cask Academy - Quận 1, TP.HCM
Online - Microsoft Teams (Ưu đãi 30% học phí)
Liên hệ CASK để nhận được tư vấn !!!