ROI – Một chỉ số, đa ngành nghề (Phần 1)
Tài chính

ROI – Một chỉ số, đa ngành nghề (Phần 1)

Finance P&L ROI
ROI là một chỉ số tài chính thông dụng khi đánh giá việc đầu tư. Nhưng cốt lõi của ROI là gì, sử dụng ROI để đánh giá đầu tư có đúng đắn hay không, ROI như thế nào được xem là tốt…?

Nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực Marketing, Trade, Sales, hay Tài chính, hoặc thậm chí bạn là chủ doanh nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến ROI – một chỉ số tài chính thông dụng khi đánh giá việc đầu tư. Nhưng cốt lõi của ROI là gì, sử dụng ROI để đánh giá đầu tư có đúng đắn hay không, ROI như thế nào được xem là tốt…? Xung quanh chỉ số tưởng đơn giản nhưng đa năng, đa ngành nghề này có khá nhiều chuyện để nói; Cask sẽ cùng các bạn khám phá chỉ số ROI qua series bài viết ‘ROI – Một chỉ số, đa ngành nghề’ với trình tự chủ đề sau: (1) ROI là gì, đặc điểm và giá trị của ROI, (2) Cách tính ROI, (3) Các yếu tố tác động đến ROI, (4) Thế nào là ROI tốt; và (5) Cốt lõi của ROI và ứng dụng đa lĩnh vực của nó. Trong phần 1 này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chủ đề (1), (2) và một phần chủ đề (3); phần 2 sẽ tiếp tục đi hết chủ đề (3); phần 3 sẽ phân tích hai chủ đề cuối cùng (4), (5).

TỔNG QUAN VỀ ROI

ROI là viết tắt tiếng Anh của ‘Return on Investment’ – Tỷ suất sinh lời, đây là chỉ số tài chính dùng để đo lường hay đánh giá hiệu quả đầu tư.

Công thức tính như sau:

ROI = P/C; trong đó P = lợi nhuận và C = chi phí đầu tư

Ví dụ: Bạn có một số vốn 50 triệu VND và đang đứng giữa 2 lựa chọn:

  • (a) Mua nhượng quyền một thương hiệu nào đó và thu về tổng cộng 200 triệu VND trong 1 năm
  • (b) Tự kinh doanh và thu về tổng cộng 300 triệu trong 2 năm; nên chọn phương án nào?

Trong trường hợp này, ROI sẽ là công cụ giúp bạn đưa ra quyết định tối ưu. Theo đó, ta có:

  • (a) Tình huống mua nhượng quyền có ROI = (200,000,000 – 50,000,000)/50,000,000 = 300%
  • (b) Tình huống tự kinh doanh có ROI = (300,000,000 – 50,000,000)/50,000,000 = 500%

➡️ Vậy, ROI(b) > ROI(a), bạn nên chọn phương án (b)

ĐIỂM QUAN TRỌNG CỦA ROI

Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những điểm quan trọng của chỉ số ROI:

  • Do công thức tính của nó đơn giản như trên, chỉ chứa 2 thông tin chung nhất cho mọi dự án đầu tư là Chi phí đầu tư và Lợi nhuận đầu tư, KHÔNG chứa yếu tố đặc trưng ngành nghề, nên ROI được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực: từ Marketing cho đến tài chính, doanh nghiệp cho đến tổ chức phi chính phủ; hễ có dự án đầu tư, bạn có thể vận dụng ROI.
  • Giá trị hay tầm quan trọng của ROI nằm ở chỗ nó phản ánh cái bạn nhận được so với cái bạn bỏ ra, qua đó nó giúp bạn đo lường chính xác hơn hoạt động đầu tư của bạn; rất thường khi chúng ta chỉ quan tâm cái mình nhận về, mà quên mất mình đã phải chi trả bao nhiêu. Vận dụng ROI sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả đầu tư của một dự án và chọn lựa dự án nên đầu tư trong số nhiều dự án.
  • Cũng do cách tính của nó đơn giản và nó không bị ràng buộc bởi một bộ tiêu chuẩn chính thức nào, nên ROI có tính linh hoạt rất cao. Để giúp bạn dễ hình dung hơn, chúng ta sẽ lấy bảng cân đối kế toán làm ví dụ: trong bảng cân đối kế toán, các khoản chi ra hay thu vào thuộc về tài khoản nào, cách tính ra sao đều phải tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn do nhà nước ban hành, bạn không thể làm trái với các tiêu chuẩn đó. Nhưng với ROI thì không có bộ tiêu chuẩn nào như vậy, bạn hoàn toàn có thể tăng cường, cân nhắc thêm các yếu tố khác để tính ra con số ROI chính xác nhất cho đặc thù lĩnh vực, công việc của bạn. Cái bạn quan tâm chỉ là giải thích cho các đối tác, các bên liên quan đến dự án hiểu cách tính của bạn ưu việt ra sao.

YẾU TỐ TĂNG CƯỜNG TÍNH CHÍNH XÁC CỦA ROI

Một số yếu tố tăng cường thêm sẽ được nói đến ngay dưới đây:

1. Thời gian

Trở lại ví dụ trên, chỉ cần tinh ý, chúng ta sẽ nhận ra phương án (a) và (b) khác biệt rõ rệt về thời gian đầu tư: 1 năm và 2 năm; do đó, để chính xác hơn, chúng ta có thể quy nó về cùng 1 năm:

  • (a) Tình huống mua nhượng quyền với 1 năm: ROI = (200,000,000 – 50,000,000)/50,000,000] / 1 = 300% / 1 = 300%
  • (b) Tình huống tự kinh doanh với 2 năm: ROI = [(300,000,000 – 50,000,000)/50,000,000] / 2 = 500% / 2 = 250%

➡️ Chúng ta có ROI(a) > ROI(b), vậy dự án thực sự hiệu quả hơn là dự án (a).

KẾT

Như bạn đã thấy, khi chúng ta cân nhắc thêm yếu tố, đưa yếu tố đó vào công thức tính ROI thì ROI sẽ… thay đổi, chúng ta sẽ có một con số khác phản ánh tác động của yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư; và đó có lẽ mới là phương diện quan trọng nhất trong ứng dụng của chỉ số tài chính này. Trong phần 2, chúng ta sẽ tiếp tục bàn qua những yếu tố tác động khác cùng các chủ đề còn lại về ROI.

Khóa học "FinaTham khảo Khóa học“Finance for Non-Finance Managers”nhằm trang bị năng lực hiểu các loại chi phí của Marketing, Trade Marketing & Sales dưới lăng kính của người quản lý tài chính, nắm vững các công cụ quan trọng giúp tối ưu hoá lợi nhuận sản phẩm, các nhóm sản phẩm và toàn bộ doanh nghiệp, quản lý tài chính để xây dựng ngân sách Marketing, Trade Marketing và mở rộng kênh phân phối, thiết kế được Business Case tài chính trước khi tung sản phẩm mới.

Khóa học "Finance for Non-Finance Managers" tại CASK Academy – Tài chính ứng dụng dành cho người làm Marketing, Brand, Trade, Sales & SMEs được hệ thống đầy đủ trong 2 ngày học.

► Link Tham khảo: https://www.cask.vn/business/finance

► Đọc thêm kiến thức về Finance tại: https://www.cask.vn/blog/tai-chinh

► DOWNLOAD BROCHURE và xem lịch khai giảng tất cả khóa học trong năm 2023 tại: https://www.cask.vn/lich-khai-giang

Bài viết cùng chuyên mục

5 “lỗ hổng mất tiền” khi vận hành hệ thống phân phối
Tài chính

Xây dựng & vận hành kênh hệ thống phân phối trơn tru luôn là mơ ước của mọi doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp hay bị “mất tiền” trong quá trình vận hành kênh phân phối vì 5 lí do hàng đầu dưới đây. Tập trung cải thiện tốt 5 lí do sau sẽ giúp hàng hóa luân chuyển hiệu quả & chi phí được kiểm soát chặt.
Xem thêm
5 nguyên tắc thiết kế dịch vụ trải nghiệm khách hàng (Service Prototyping)
Tài chính

Ngày nay, trải nghiệm dịch vụ trở thành yếu tố không thể tách rời trong hành trình mua sắm khách hàng (Consumer Journey). Khách hàng đòi hỏi ngày càng cao, họ trả tiền cho 1 món hàng không đơn thuần vì giá trị của sản phẩm vật chất mà bao gồm luôn các dịch vụ trải nghiệm có liên quan trong quá trình mua hàng (hoặc sau khi mua hàng).
Xem thêm
7 tips giúp review kế hoạch kinh doanh 2018 hiệu quả
Tài chính

Một năm qua, bạn đã đầu tư một lượng lớn ngân sách và nhân lực để triển khai các kế hoạch kinh doanh, nhưng chúng lại không thực sự hiệu quả như mong đợi, dẫn đến một số thất bại trong kinh doanh. Đây chính là cơ hội để bạn phân tích lại những thành công và hạn chế của năm cũ nhằm hiểu rõ hơn điều cần thay đổi và điều nên duy trì cho doanh nghiệp thông qua 7 tips dưới đây.
Xem thêm
Tại sao lại cần Tiếp thị đa kênh?
Tài chính

Liệu khách hàng của mình trải qua những bước gì khi tiến hành mua một sản phẩm? Họ mất bao lâu từ lần viếng thăm đầu tiên đến khi ra quyết định mua hàng? Hành trình đó được diễn ra ở những kênh nào? Đây là những câu hỏi mà chủ doanh nghiệp cần trả lời để tiếp cận khách hàng một cách toàn diện ngày nay. Hay nói cách khác là những câu hỏi cơ bản để đưa ra một chiến lược tiếp thị đa kênh đúng đắn cho doanh nghiệp.
Xem thêm

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1 Facebook 0901 03 09 00