3 bước thiết lập ngân sách Marketing bền  vững
Tài chính

3 bước thiết lập ngân sách Marketing bền vững

Phát triển ngân sách Marketing một cách vững chắc là một phần quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch Marketing sát thực tế và giúp cải thiện doanh thu.

Nếu không có ngân sách bền vững, bạn có thể vô tình bội chi cho chi phí Marketing. Dưới đây là 3 bước giúp bạn quản trị tài chính cho doanh nghiệp, từ đó xác định chi tiền vào đâu và biết cách điều chỉnh chiến lược sao cho hợp lí nhất.

Bước 1: Sắp xếp thông tin tài chính

Bước đầu tiên để xây dựng ngân sách Marketing bền vững là xem xét lại tình hình tài chính hiện tại của bạn. Khi bạn luôn lên ngân sách dựa trên cảm quan thì việc có được một ngân sách sát thực tế là không thể.

Hiểu về tài chính bắt đầu với việc sắp xếp tổ chức thông tin doanh thu. Bạn cần biết công ty kiếm được bao nhiêu tiền hàng tháng và các biến động có thể xảy ra. Mặc dù doanh thu liên tục thay đổi trong suốt cả năm, bạn phải sắp xếp thông tin dựa trên doanh thu xác thực (reliable revenue).

Doanh thu xác thực là số tiền tối thiểu mà công ty bạn kiếm được mỗi tháng. Ví dụ: nếu công ty của bạn có doanh thu dao động từ 5000 đô la mỗi tháng đến 7000 đô la mỗi tháng, doanh thu xác thực là con số thấp nhất 5000 đô la một tháng. Bất kỳ số tiền nào vượt quá mức tối thiểu hàng tháng đó là doanh thu thêm không thể thêm vào ngân sách vì nó không xác thực và có thể thay đổi.

Sau khi sắp xếp tổng doanh thu xác thực mà bạn có thể mong đợi để kiếm được mỗi tháng, bạn cần phải trừ chi phí. Chi phí kinh doanh của bạn bao gồm thuê một không gian, chi phí nguyên vật liệu, chi phí trả cho nhân viên, v.v.

Bất kỳ chi phí nào mà công ty phải trả mỗi tháng nên được trừ vào doanh thu trước khi cố gắng cho một khoảng ngân sách Marketing. Một kế hoạch ngân sách thực tế sẽ luôn tập trung vào thu nhập vượt quá chi phí, chứ không phải tổng doanh thu đi vào.

Khi bạn đã xác định mức thu nhập khả dụng (disposable income) cho công ty, bạn nên xác định tiền sẽ đi đâu. Marketing chỉ là một lĩnh vực trọng tâm mà bạn cần kết hợp trong kế hoạch ngân sách. Bạn cũng nên xem xét để dành tiền cho các chi phí bất ngờ và tăng trưởng trong tương lai.

Phân bổ tiền dựa trên mục tiêu của bạn. Ví dụ: nếu mục tiêu chính của bạn là thu hút khách hàng và bạn đang giữ việc tìm kiếm ứng viên cho đến khi cơ sở khách hàng của bạn mạnh hơn, thì bạn có thể bỏ thêm tiền vào ngân sách tiếp thị.

Nếu mục tiêu của bạn là thành lập văn phòng hoặc cửa hàng thứ hai, thì bạn sẽ muốn chi vào tăng trưởng và dành ít hơn cho tiếp thị cho đến khi địa điểm mới sẵn sàng.

Bước 2: Xác định bạn muốn chi ngân sách vào đâu

Sau khi bạn biết tổng số tiền có sẵn để chi cho tiếp thị, phần tiếp theo là tổ chức cách bạn dự định chi số tiền đó. Ba yếu tố chính đóng góp vào cách bạn chi tiêu ngân sách: quy mô ngân sách, kinh nghiệm trong quá khứ, nơi bạn có thể tiếp cận đúng đối tượng.

Bạn sẽ bắt đầu chi tiêu dựa trên số tiền. Nếu bạn có ngân sách tiếp thị hạn chế, thì có lẽ bạn nên xem xét quảng cáo in nhỏ, quảng cáo trực tuyến, phương tiện truyền thông xã hội và quảng cáo email để thu hút khách hàng mới.

Một ngân sách tiếp thị đáng kể sẽ cung cấp cơ hội bao gồm quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình để mang lại nhiều khách hàng hơn.

Ngoài những hạn chế về ngân sách, bạn cũng cần xem xét các chiến lược đã thực hiện trong quá khứ. Nếu nhận thấy rằng các bản tin email giúp mang lại nhiều khách hàng hơn, thì bạn nên đầu tư và đó lần nữa, ngay cả khi bạn có tiền cho các lựa chọn thay thế đắt tiền hơn.

Ngoài ra, hãy xem xét các kênh nào sẽ cho phép bạn tiếp cận đúng đối tượng. Viết một mô tả chi tiết về khách hàng mục tiêu của bạn là ai. Và sau đó suy nghĩ về những gì họ đang tiêu thụ trên phương tiện truyền thông (ví dụ: trang web nào họ thường xuyên, những chương trình truyền hình họ xem, v.v.). Đó là những nơi bạn nên quảng cáo

Điều quan trọng, khi bạn đang xem xét một kênh mới, bạn nên dành một số tiền để thử nghiệm. Vì bạn không biết liệu kênh mới sẽ hoạt động hiệu quả cho doanh nghiệp của mình hay không, bạn chỉ nên sử dụng một phần nhỏ trong ngân sách.

Chỉ sau khi xác định rằng nó hoạt động hiệu quả cho doanh nghiệp thì mới chi thêm chi phí vào kênh mới.

Bước 3: Đánh giá dữ liệu và thực hiện các thay đổi phù hợp

Bước cuối cùng của việc xây dựng một ngân sách Marketing vững chắc là phân tích kế hoạch và các điều chỉnh nhằm cải thiện doanh thu sản xuất. Cuối cùng, Marketing là nhằm mang lại thêm doanh thu. Nếu chiến lược không mang lại doanh thu mới vượt quá chi phí, thì tốt hơn là loại bỏ chiến lược đó và thử cái gì khác.

Đánh giá dữ liệu là một phần quan trọng trong việc tạo ra một chiến lược hiệu quả. Đánh giá bắt đầu bằng việc so sánh hiệu suất trong quá khứ với hiệu suất sau khi marketing sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhìn vào những thay đổi về doanh thu và xác định xem nó đã tăng, giảm hay giữ nguyên. Và lý tưởng nhất là bạn có thể kết nối trực tiếp doanh thu với từng nguồn quảng cáo.

Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng những thay đổi có được bởi chiến lược tiếp thị của bạn và không đến từ ảnh hưởng bên ngoài như ngày lễ hoặc thời vụ.

Làm việc theo kế hoạch

Thực hiện các biện pháp để cải thiện chiến lược Marketing, bắt đầu bằng việc xây dựng một ngân sách vững chắc. Tuy nhiên, một kế hoạch thôi là chưa đủ, bạn phải hành động một cách cam kết dựa trên kế hoạch đã thông qua.

Bằng cách ghi nhớ ngân sách khi bạn đưa ra quyết định, bạn sẽ ngăn chặn bội chi có cơ hội khám phá các chiến lược khác nhau để tìm giải pháp tốt nhất cho mục tiêu kinh doanh của mình.

-----

"FINANCE FOR NON-FINANCE MANAGERS – Khóa học đặc biệt về Tài chính ứng dụng cho Brand - Trade - Sales"

► ĐĂNG KÍ NGAY tại: https://www.cask.vn/business/finance

► Thời lượng: 2 ngày (4 buổi)

► Khai giảng ngày: 09/12/2023

► Hình thức học:

  • Offline tại Cask Academy - Quận 1, TP.HCM
  • Online - Microsoft Teams (Ưu đãi 30% học phí)

Liên hệ CASK để nhận được tư vấn !!!

-----

Bài viết cùng chuyên mục

5 “lỗ hổng mất tiền” khi vận hành hệ thống phân phối
Tài chính

Xây dựng & vận hành kênh hệ thống phân phối trơn tru luôn là mơ ước của mọi doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp hay bị “mất tiền” trong quá trình vận hành kênh phân phối vì 5 lí do hàng đầu dưới đây. Tập trung cải thiện tốt 5 lí do sau sẽ giúp hàng hóa luân chuyển hiệu quả & chi phí được kiểm soát chặt.
Xem thêm
5 nguyên tắc thiết kế dịch vụ trải nghiệm khách hàng (Service Prototyping)
Tài chính

Ngày nay, trải nghiệm dịch vụ trở thành yếu tố không thể tách rời trong hành trình mua sắm khách hàng (Consumer Journey). Khách hàng đòi hỏi ngày càng cao, họ trả tiền cho 1 món hàng không đơn thuần vì giá trị của sản phẩm vật chất mà bao gồm luôn các dịch vụ trải nghiệm có liên quan trong quá trình mua hàng (hoặc sau khi mua hàng).
Xem thêm
7 tips giúp review kế hoạch kinh doanh 2018 hiệu quả
Tài chính

Một năm qua, bạn đã đầu tư một lượng lớn ngân sách và nhân lực để triển khai các kế hoạch kinh doanh, nhưng chúng lại không thực sự hiệu quả như mong đợi, dẫn đến một số thất bại trong kinh doanh. Đây chính là cơ hội để bạn phân tích lại những thành công và hạn chế của năm cũ nhằm hiểu rõ hơn điều cần thay đổi và điều nên duy trì cho doanh nghiệp thông qua 7 tips dưới đây.
Xem thêm
Tại sao lại cần Tiếp thị đa kênh?
Tài chính

Liệu khách hàng của mình trải qua những bước gì khi tiến hành mua một sản phẩm? Họ mất bao lâu từ lần viếng thăm đầu tiên đến khi ra quyết định mua hàng? Hành trình đó được diễn ra ở những kênh nào? Đây là những câu hỏi mà chủ doanh nghiệp cần trả lời để tiếp cận khách hàng một cách toàn diện ngày nay. Hay nói cách khác là những câu hỏi cơ bản để đưa ra một chiến lược tiếp thị đa kênh đúng đắn cho doanh nghiệp.
Xem thêm

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1 Facebook 0901 03 09 00