Hành trình chuyển đổi số của Domino’s
Business

Hành trình chuyển đổi số của Domino’s

Ý tưởng làm bánh Pizza và giao đến nhà trong vòng 30 phút của Domino’s từng bị xem là điên rồ thời đó. Nhưng rốt cục họ vẫn làm và làm tốt, nên đến giai đoạn 1980, Domino’s phát triển bùng nổ, được xem là mô hình nhượng quyền phát triển nhanh nhất trong lịch sử. Hiện nay, họ có khoảng 9.000 chi nhánh khắp thế giới.

Trong kỳ trước, chúng ta đã xem qua câu chuyện Chuyển đổi số của McDonald’s – 1 tên tuổi lớn trong ngành hàng F&B. Ngành hàng này có lẽ thuộc vào loại cạnh tranh quyết liệt nhất toàn cầu, do nhu cầu rộng khắp của nó. Vì vậy, ta không lấy gì làm lạ khi ngoài McDonald’s vẫn còn nhiều doanh nghiệp ẩm thực nổi lên như những gương sáng trong Chuyển đổi số. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu 1 công ty F&B khác không kém nổi tiếng là Domino’s – chuỗi nhà hàng Pizza nhanh.

Tinh thần dấn thân

Domino’s là 1 doanh nghiệp có khởi điểm cực kỳ ấn tượng. Nó ra đời vào thập niên 1960, do 2 anh em Tom Monaghan & James Monaghan sáng lập, với ý tưởng là làm bánh Pizza và giao đến nhà trong vòng 30 phút – 1 ý tưởng bị xem là điên rồ thời đó. Rốt cục thì họ vẫn làm và làm tốt, nên đến giai đoạn 1980, Domino’s phát triển bùng nổ, được xem là mô hình nhượng quyền phát triển nhanh nhất trong lịch sử. Hiện nay, họ có khoảng 9.000 chi nhánh khắp thế giới.

Tuy nhiên, hành trình phát triển của họ không phải là 1 đường thẳng, vẫn có những khúc quanh, những hố sâu khó vượt, những nơi trơn trượt cận kề vực thẳm. Domino’s đã trải qua 1 giai đoạn đen tối như vậy vào cuối thập niên 2000 – khi ấy, hàng loạt khách hàng đã than phiền về dịch vụ của họ:

  • ‘Hương vị rẻ tiền’
  • ‘Viền bánh cứ giống như bìa giấy cứng’
  • ‘Nước sốt kiểu gì mà cứ như Ketchup’
  • ‘Công ty Pizza mà làm như này thì tệ’

Chẳng phải chỉ thế thôi, giá chứng khoán của họ cũng tụt không phanh; ngôi sao 1 thời tưởng chừng sắp vào mạt vận. Nhưng không! Dưới sự dẫn dắt của CEO Patrick Doyle – 1 người tự nhận là ‘yêu đồ ăn, yêu Pizza’ – Domino’s đã can đảm thừa nhận yếu kém của mình, họ cho in ra giấy những lời than phiền tiêu biểu của khách hàng và dán lên tường để tự nhắc nhở mình phấn đấu. Họ tiến hành nghiên cứu Thảo luận nhóm – Focus Group – để xác định những yếu tố cần cải thiện – bao gồm: sản phẩm, sự gắn kết khách hàng – Customer Engagement, và quy trình giao hàng – Delivery Process.

Nắm bắt công nghệ

CEO Doyle của Domino’s quyết tâm thay đổi mạnh mẽ và thay đổi dựa vào Chuyển đổi số. Ông tin rằng trước tiên cần xây dựng các bộ phận R&D, IT vững mạnh để làm tiền đề cho Chuyển đổi. Và kết quả là Domino’s trở thành công ty giao hàng tận nhà đầu tiên có công cụ theo dõi vận trình, với tên gọi Pizza Tracker. Sau khi đặt hàng, khách hàng có thể truy cập ứng dụng Pizza Tracker để xem tình trạng đơn hàng cũng như tiến độ vận chuyển đến đâu.

Sau đó không lâu, vào năm 2011, đội ngũ IT của Domino’s cho ra mắt ứng dụng đặt hàng trên thiết bị di động; nó nhanh chóng trở thành kênh đặt hàng chủ lực cho công ty. Tiến thêm 1 bước nữa, năm 2015, họ trình làng hệ thống Anyware – 1 công cụ giúp khách đặt hàng từ mọi thiết bị: Amazon Echo, Google Home, Siri, Smartwatch, Smart TV, Slack, Facebook Messenger và Twitter.

Thành quả Chuyển đổi đã có kha khá, nhưng liệu có giúp Domino’s ‘dày hầu bao’ chăng? Câu trả lời là trong chính giai đoạn nhiều đổi mới: 2010 đến 2017, giá cổ phiếu của Domino’s vượt xa cả những công ty công nghệ như Amazon, Apple, Facebook và Google.

Giải pháp chuyển đổi số của CASK cung cấp cho doanh nghiệp thuộc nhiều ngành hàng các giải pháp giúp xử lý vấn đề và tận dụng cơ hội trong các mảng việc cốt lõi: Chiến lược, Định vị, Vận hành, Công nghệ và Báo cáo.

Thông tin chi tiết

Giải pháp Chuyển đổi số theo ngành: https://www.cask.vn/blog/chuyen-doi-so-theo-nganh

Giải pháp chuyển đổi số theo phòng: https://www.cask.vn/blog/chuyen-doi-so-theo-phong

Bài viết cùng chuyên mục

5 xu hướng Digital Marketing 2019 nổi bật
Business

Năm 2019 đã bắt đầu, các doanh nghiệp đang không ngừng tìm kiếm những lợi thế cạnh tranh mới và cách để kết nối với nhiều khách hàng hơn. Sự phát triển của Digital Marketing không có dấu hiệu chậm lại, đó là lý do tại sao các chủ doanh nghiệp bỏ nhiều chi phí và nỗ lực hơn vào phát triển các công cụ Digital Marketing. Dưới đây là 5 xu hướng Digital Marketing nổi bật mà bạn cần biết trong năm 2019 này.
Xem thêm
5 Xu hướng dẫn dắt Thương mại điện tử năm 2019
Business

Tại Việt Nam, thương mại điện tử đạt 9 tỷ USD năm 2018 về quy mô, tăng trưởng gấp 2 lần so với năm 2017 ở mức 2,8 tỷ USD với mức tăng trưởng trung bình hàng năm 38% trong giai đoạn 2015 – 2018. Một số sàn thương mại điện tử có doanh thu tăng đột biến tới 300% – 400%. Thị trường đầy tiềm năng này là cơ hội lớn để các chủ doanh nghiệp bước vào và kiếm tiền. Vậy, làm cách nào để nắm bắt tốt các xu hướng thương mại điện tử cho doanh nghiệp của bạn?
Xem thêm
17 mẹo chạy facebook ads để tăng doanh số bán hàng
Business

Bạn có đang sử dụng quảng cáo của Facebook? Đó là một công cụ tuyệt vời giúp các người bán hàng online mang sản phẩm đến với nhiều đối tượng hơn. Sử dụng một số thủ thuật và mẹo nhất định, bạn có thể thu được nhiều giá trị hơn từ chúng. Bạn có thể nhận được nhiều cái nhấp chuột hơn, nhiều khách hàng mục tiêu hơn và bán được nhiều hàng hơn.
Xem thêm
4 bài học thành công đắt giá trong thương mại điện tử
Business

“Trong quá khứ, các công ty chỉ cần so sánh với bản thân mình trước đó để biết mình có đang hoàn thiện hay không. Nhưng điều này nay không còn đúng nữa. Các công ty nay phải so sánh với đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và sự tăng trưởng của thị trường để đảm bảo rằng mình không bị bỏ lại phía sau”.
Xem thêm
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2019 có gì nối bật?
Business

Tổng quan, báo cáo cho biết: tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam năm vừa qua đạt trên 30%. Quy mô thị trường thương mại điện tử đạt 7,8 tỷ USD. Khảo sát cho thấy 47% các doanh nghiệp hiện nay có đa số lao động thường xuyên sử dụng email trong công việc. Tuy nhiên, vẫn còn tới 19% doanh nghiệp vẫn chưa tạo được cho nhân viên thói quen sử dụng email.
Xem thêm

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1 Facebook 0901 03 09 00