Cấu trúc đặt Tên Chuẩn SEO cho các sản phẩm trên Sàn Thương mại điện tử
Trade/Sale

Cấu trúc đặt Tên Chuẩn SEO cho các sản phẩm trên Sàn Thương mại điện tử

Trong thời đại số hóa hiện nay, thương mại điện tử đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để sản phẩm của bạn nổi bật trên các sàn thương mại điện tử và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, việc đặt tên sản phẩm đúng chuẩn là vô cùng quan trọng. Một cấu trúc tên sản phẩm chuẩn không chỉ giúp sản phẩm dễ dàng được tìm thấy mà còn mang lại ấn tượng chuyên nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng.

Trong thời đại số hóa hiện nay, thương mại điện tử đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để sản phẩm của bạn nổi bật trên các sàn thương mại điện tử và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, việc đặt tên sản phẩm đúng chuẩn là vô cùng quan trọng. Một cấu trúc tên sản phẩm chuẩn không chỉ giúp sản phẩm dễ dàng được tìm thấy mà còn mang lại ấn tượng chuyên nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng.

E-Commerce đang là một trong những nền tảng thương mại mang lại doanh thu đáng kể cho các tập đoàn. Với giải pháp mua hàng tiện lợi, giao hàng ngay tại nhà đã và đang nhận được nhiều sự ưu ái của khách hàng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Do đó, hàng ngàn doanh nghiệp đã bắt đầu số hoá quá trình thương mại của mình trên các sản thương mại điện tử để có thể tận dụng được hết những tiềm năng của nền tảng thương mại số này.

Vậy thì giữa hàng ngàn doanh nghiệp, cùng hàng triệu sản phẩm hiện hữu trên sàn trong cùng 1 ngành hàng, có cách nào để sản phẩm của doanh nghiệp chúng ta được hiện diện trên kết quả tìm kiếm của khách hàng?

Làm thế nào để nâng cao độ hiện diện của sản phẩm trước người mua hàng?

Làm thế nào tăng doanh số bán hàng và phát triển bền vững trên sàn?

Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được các câu hỏi trên.

Đầu tiên, chúng ta sẽ đến với một vài câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao cần phải đặt tên sản phẩm chuẩn SEO trên sàn thương mại điện tử”

1. Tại sao cần phải đặt tên sản phẩm chuẩn SEO trên sàn thương mại điện tử?

Để hiểu được lý do thì chúng ta sẽ cùng nhau đi qua 1 ví dụ nhé:

Chúng ta sẽ mở Shopee và tìm kiếm từ khoá “vaseline”. Shopee sẽ trả lại kết quả như sau:

Với cấu trúc đặt tên: Tên sản phẩm = Thương hiệu + Sản phẩm. Đây là cấu trúc đặt tên thường thấy của nhiều nhãn hàng khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử nói chung, Shopee nói riêng.

Bây giờ chúng ta sẽ thử tìm kiếm với từ khoá “sữa dưỡng thể” thì Shopee sẽ cho ra kết quả như sau:

Thông qua kết quả bạn có thể thấy, khi chúng ta search từ khoá “sữa dưỡng thể”, Shopee sẽ không đề xuất sản phẩm Vaseline Serum, mặt dù nó vẫn là sữa dưỡng thể. Khi thuật toán Shopee đề xuất như vậy, chúng ta sẽ giảm 1 touch point đến khách hàng về mặt hiển thị. Do đó, chúng ta sẽ có khả năng cao trong việc đánh mất khách hàng và dẫn đến sụt giảm doanh thu.

Bên cạnh đó, ngoài việc tối ưu hoá SEO khi tìm kiếm trên các sàn thương mại điện tử mà một cách đặt tên đúng còn giúp cho chúng ta những lợi ích như sau:

  • Tối ưu hoá trải nghiệm người dùng: Tên sản phẩm rõ ràng, chi tiết và dễ hiểu sẽ giúp người dùng nhanh chóng nhận biết và xác định được sản phẩm mà họ cần. Điều này giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng, giảm tỷ lệ rời bỏ trang và tăng khả năng mua hàng.
  • Giảm thiểu cạnh tranh: Trên các sàn thương mại điện tử, hàng ngàn sản phẩm tương tự nhau cạnh tranh để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Một tên sản phẩm chuẩn SEO sẽ giúp sản phẩm của bạn nổi bật hơn so với đối thủ, nhờ vào việc xuất hiện ở các vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

2. Cấu trúc đặt tên chuẩn dành cho các sản phẩm đơn hoặc nhóm sản phẩm cùng loại:

Để đảm bảo tên sản phẩm rõ ràng, dễ hiểu và hiệu quả trong việc truyền tải thông tin đến khách hàng, chúng ta cần tuân thủ một số quy tắc cụ thể như sau:

“Bí quyết” đặt tên cho sản phẩm đơn và nhóm sản phẩm cùng loại:

  • Tuân theo cấu trúc từ khóa: Đặt tên sản phẩm theo cấu trúc từ khóa để giúp người dùng dễ dàng nhận diện và tìm kiếm.
  • Xếp hạng từ khóa từ trái sang phải: Sắp xếp các từ khóa theo thứ tự quan trọng giảm dần từ trái sang phải, để nhấn mạnh những yếu tố quan trọng nhất trước.

Những điều cần tránh:

  • Cấu trúc sai, thương hiệu đi trước: Không đặt thương hiệu lên đầu tên sản phẩm, tránh làm xáo trộn cấu trúc từ khóa.
  • Sử dụng mã đặc biệt: Tránh sử dụng các ký tự đặc biệt như {}, [], "",., ?, ! trong tên sản phẩm vì chúng có thể gây khó khăn trong việc đọc và hiểu.

Với cấu trúc và ví dụ như sau:

Trong ví dụ đúng, chúng ta thấy tên sản phẩm được cấu trúc hợp lý với các yếu tố như sản phẩm, đặc điểm nổi bật, thương hiệu, biến thể và kích thước được sắp xếp theo thứ tự quan trọng từ trái sang phải. Ngược lại, trong các ví dụ sai, tên sản phẩm bị xáo trộn bởi thương hiệu đặt lên trước hoặc sử dụng các mã đặc biệt gây khó khăn trong việc nhận diện sản phẩm.

3. Cấu trúc đặt tên chuẩn dành cho Combo sản phẩm:

Để đảm bảo tên các combo sản phẩm được rõ ràng, dễ hiểu và tạo sự thu hút đối với khách hàng, việc tuân thủ các quy tắc đặt tên là vô cùng quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể để đặt tên chuẩn cho combo sản phẩm:

“Bí quyết” đặt tên cho Combo SKUs:

  • Tuân theo cấu trúc từ khóa: Đặt tên combo sản phẩm theo cấu trúc từ khóa đã được định sẵn.
  • Sử dụng từ "Combo", "Bộ đôi", "Bộ sản phẩm": Bắt đầu tên sản phẩm với các từ này để nhấn mạnh đây là một nhóm sản phẩm.

Những điều không nên làm:

  • Sử dụng cấu trúc sai: Tránh sử dụng các từ không cần thiết hoặc không phù hợp trong tên sản phẩm.
  • Sử dụng các ký tự đặc biệt: Tránh sử dụng các ký tự như "",., ?! vì chúng có thể gây khó khăn trong việc nhận diện sản phẩm.

Trong các ví dụ đúng, tên combo sản phẩm được cấu trúc rõ ràng và dễ hiểu, với các yếu tố như tên sản phẩm, công dụng nổi bật, thương hiệu và biến thể được sắp xếp hợp lý. Ngược lại, trong ví dụ sai, tên combo sản phẩm không theo cấu trúc từ khóa và sử dụng các ký tự đặc biệt không cần thiết.

4. Lưu ý về sự ảnh hưởng của yếu tố Ngành hàng:

Các cấu trúc đặt tên trên đã chuẩn cho hầu hết các ngành hàng, sản phẩm. Tuy nhiên, đối với một số ngành hàng khác nhau với những đặc thù sản phẩm khác nhau cũng như hành vi mua hành khác nhau của các đối tượng mua hàng trên sàn thương mại điện tử, chúng ta cần có 1 số điều đáng lưu ý để tăng sự hiện diện của sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.

Có thể lấy ví dụ về 2 ngành hàng đặc thù.

Đầu tiên, đó là ngành hàng MOM & BABY

Ví dụ về sản phẩm: Tã quần siêu thấm hút Bobby size M

Với Cấu trúc:

  • Product: Tã quần
  • USP (Unique Selling Point): siêu thấm hút
  • Brand: Bobby
  • Size: M
  • Pcs: 76 miếng
  • Kg: 6 đến 10 kg

Trong ngành hàng Mẹ và Bé, việc đặt tên sản phẩm cần nhấn mạnh vào tính năng độc đáo (USP) và kích thước, trọng lượng phù hợp với trẻ. Đây là những thông tin quan trọng mà các bậc cha mẹ quan tâm khi lựa chọn sản phẩm cho con mình.

Thứ hai, trong ngành hàng HOME APPLIANCE

Ví dụ về sản phẩm: Tủ lạnh 2 giàn lạnh độc lập Samsung Multidoor 488L

Với Cấu trúc:

  • Product: Tủ lạnh
  • USP (Unique Selling Point): 2 giàn lạnh độc lập
  • Brand: Samsung
  • Model: Multidoor
  • Power/Capacity: 488L
  • Color: Đen

Đối với ngành hàng Đồ gia dụng, tên sản phẩm cần thể hiện rõ ràng các tính năng kỹ thuật và công suất của sản phẩm. Thông tin về model và màu sắc cũng là những yếu tố quan trọng giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng và không gian sống.

Trên đây là những cấu trúc đặt tên chuẩn cho các sản phẩm, SKUs giúp doanh nghiệp hay những nhà khởi nghiệp tự thân có thể dễ dàng list-in sản phẩm của mình trên sàn và đạt được độ hiển thị cao nhất với khách hàng tiềm năng. Từ đó giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu và phát triển bền vững.

Để nắm bắt thêm nhiều kiến thức về Ecommerce, hãy tham gia ngay Khóa học “Design Winning Ecommerce Channel” – Thiết kế kênh thương mại điện tử hiệu quả tại CASK Academy.

► Link Tham khảo: https://www.cask.vn/trade/ecommerce-online

► Đọc thêm kiến thức về Ecommerce tại: https://www.cask.vn/blog/trade-sale

► DOWNLOAD BROCHURE và xem lịch khai giảng tất cả khóa học trong năm 2024 tại: https://www.cask.vn/lich-khai-giang

Bài viết cùng chuyên mục

S&OP là gì? Tại sao cần phải hiểu về chúng?
Trade/Sale

Trong quá trình từ nguyên vật liệu thô cho đến sản phẩm tới tay người tiêu dùng, cần chú ý mối tương quan cung - cầu, cách làm việc giữa nhà cung cấp nguyên vật liệu – nhà máy – nhà phân phối – nhà bán lẻ - cửa hàng để đảm bảo đủ lượng hàng hóa ra thị trường.
Xem thêm

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1 Facebook 0901 03 09 00