3 Phần Chính Trong Việc Phát Triển Sản Phẩm Mới
Brand

3 Phần Chính Trong Việc Phát Triển Sản Phẩm Mới

Innovation
Bàn về Innovation, một quy trình chuẩn để tung một sản phẩm mới ra thị trường phải bao gồm 3 phần chính: (1) IDEA - (2) MARKET DEPLOYMENT - (3) POST-LAUNCH EVALUATION

Việt Nam nằm trong top 6 thị trường bán lẻ sôi nổi nhất trên toàn thế giới. Tại thị trường này, sản phẩm mới không còn được tung ra theo tháng hay năm mà bắt đầu biến động từng ngày. Thế nhưng, có một thực tế “đau đớn” là 95% sản phẩm mới được tung ra thị trường sẽ thất bại trước khi kịp đón sinh nhật lần thứ 2. Đây là một thách thức, cũng chinh là một cơ hội với những Marketer đang vật lộn với “chuyện làm mới”.

Khi tỉ lệ đào thải cao như vậy, một sản phẩm mới thành công sẽ là bước ngoặc cho doanh thu của nhãn hàng khi khai thác được cả một thị trường mới tiềm năng, vươn lên làm chủ ngành hàng hay tạo vị thế vững chắc cho thương hiệu. Vậy những Marketer như chúng ta cần làm gì để lọt vào “top 5%” giữa thị trường khốc liệt?

Khoan bàn đến câu chuyện sáng tạo hay “sense” thị trường, trước hết, Marketer cần nắm thật rõ quy trình bày bản của quá trình Phát triển sản phẩm mới. Nắm rõ quy trình, các Marketer sẽ biết chắc chắn mình đang ở bước nào, cần làm gì và làm việc với ai. Từ đó, quy trình tạo sản phẩm mới sẻ thuận lợi hơn cũng như tỷ lệ sống sót của sản phẩm cũng sẽ cao hơn khi được tung ra thị trường.

Bàn về Innovation, một quy trình chuẩn để tung một sản phẩm mới ra thị trường phải bao gồm 3 phần chính: (1) IDEA - (2) MARKET DEPLOYMENT - (3) POST-LAUNCH EVALUATION. Sau đây, CASK sẽ giúp các Marketer làm rõ vai trò và mục đích của từng phần nhé!


1. TẤT CẢ VỀ IDEA

Một ngày, có hàng ngàn idea được sinh ra. Thế nhưng, giữa hàng ngàn Idea đó, idea nào đáng giá “triệu đô”? Phần đầu tiên của quy trình phát triển sản phẩm mới là “sàng lọc” và củng cố ý tưởng. Marketer cần thật chắc chắn về ý tưởng của mình trước khi bắt tay vào những phần sau của Phát triển sản phẩm.

IDEA FEASIBILITY: Tính khả thi của ý tường

Trước khi “lao vào” biến một ý tưởng thành hiện thực, chúng ta cần ngồi lại để cân nhắc thật kỹ tính khả thi của ý tưởng. Ý tưởng “làm mới” này đến từ đâu và phục vụ cho mục đích nào? Đối tượng sản phẩm này nhắm đến là ai và liệu thị trường đó có tiềm năng để “đi tiếp”?

Nếu có điều kiện, chúng ta có thể làm Market Research thay vì tin vào những cảm quan của cá nhân mình khi xét đoán đến tính khả thi của một ý tường. Sau khi đã loại hết tất cả những “ứng cử viên ý tưởng” không khả thi, chúng ta có thể bắt đầu xây dựng một bản Innovation Brief để “form” những ứng cử viên “nặng ký” lại, bắt đầu bước vào lộ trình biến “ý tường thành sản phẩm”.

Nên nhớ, bản brief của chúng ta phải thật chắc chắn, thật rõ ràng. Bản Brief càng rõ, càng sát thì việc phối hợp giữa các phòng ban về sau sẽ càng dễ dàng và thuận lợi hơn.

IDEA DEVELOPMENT: Phát triển ý tưởng

Khi đã có cho mình một loạt những ý tưởng “nặng ký”, chúng ta bắt tay vào việc phát triển ý tưởng. Đây là lúc cần thực hiện Idea-testing, Concept-testing để tìm ra điểm mạnh đang có và nhất-định-phải-có của sản phẩm mới, cũng như truy ra được những nhược điểm cần khắc phục của sản phẩm.

Song song với test ý tưởng và concept, chúng ta cần xây dưng một Business Case cụ thể cho sản phẩm mới, dự tính được hết những thông số tài chính cần thiết cũng như thời gian và doanh số cần đạt để sản phẩm bắt đầu đóng góp vào lợi nhuận của công ty.

Sau bước này, chúng ta sẽ thu được winning point cần đẩy mạnh của sản phẩm cũng như “loại bỏ” thêm được một số những ý tưởng không đáng đầu tư.

IDEA FINE-TUNING

Sau khi đã chọn được ý tưởng “nặng đô” nhất, tìm được Winning Point khiến chúng ta chiến thắng thị trường, Marketer sẽ tiếp tục điều chỉnh sao cho sản phẩm mới được tạo ra phải đáp ứng được Winning point đó đồng thời đi đúng theo những giá trị cốt lõi ban đầu của ý tường và của thương hiệu.

Việc cân nhắc và dự tính tài chính lại càng được đề cao hơn vào giai đoạn này. Bởi lẽ, chúng ta đã rất gần với bước chính thức tung sản phẩm. Nếu những số liệu và dự tính tài chính không được bảo đảm, chúng ta rất có khả năng sẽ “đốt tiền” của doanh nghiệp khi chính thức tung sản phẩm ra ngoài thị trường và đầu tư rầm rộ vào Marketing.

Vào giai đoạn này, chúng ta nên bắt đầu tổ chức các hoạt động sample, nhắm vào đúng đối tượng Consumer mục tiêu để “dò ý” thị trường. Những hoạt động này nhằm bảo đảm những điều chúng ta tin tưởng phù hợp với đúng nhu cầu của Consumer cũng như kịp thời điều chỉnh những yếu điểm của sản phẩm mới mà quá trình phát triển chúng ta chưa kịp nhận ra.

2. MARKET DEPLOYMENT

Sau phần sàng lọc và phát triển ý tưởng thành sản phẩm, phần tiếp theo của quy trình phát triển sản phẩm mới chính là MARKET DEPLOYMENT - Mang sản phẩm mới ra “chinh phục” thị trường.

Marketer lúc này cần xây dựng cho sản phẩm một chiến lược Marketing bài bản và chi tiết. Tùy theo đối tượng Consumer mục tiêu mà chúng ta có thể chú trọng ưu tiên kênh Online hay Offline, chọn Media Channel phù hợp cũng như tổ chức các hoạt động Activation và Trade Marketing phù hợp và tối ưu nhất.

Giai đoạn vừa tung sản phẩm mới, chúng ta phải biết thật rõ chúng đang muốn gì? những yếu tố như Thương hiệu hay hệ thống kênh phân phối có đang hỗ trợ chúng ta hay không? Để rồi từ đó, Marketer bám sát theo Consumer Journey để lên một lộ trình thời gian cũng như set KPIs thật rõ ràng cho tất cả các hoạt động ở cả Online lẫn Offline.

Phần này có thể nói là trọng yếu với một Marketer trong toàn bộ quy trình phát triển sản phẩm mới. Bởi lẽ, tất cả những bước đi trước sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng ta thất bại trong việc mang sản phẩm đến tay người dùng.

3. POST LAUNCH EVALUATION

Chuyện đánh giá hiệu quả của một sản phẩm mới luôn là điều quan trọng. Nói cho cùng, sản phẩm mới được tạo ra, không sớm thì muộn cũng là để góp phần vào sự phát triển chung của toàn doanh nghiệp.

Doanh số của sản phẩm khi được tung ra có đạt target đã đề ra? Awareness và Engagement với thương hiệu và sản phẩm có đạt KPIs? Lần tung sản phẩm này được xem là thành công hay thất bại? Nếu thành công thì đâu là Winning point thực sự? Nếu thất bại thì do chúng ta đã “lủng” chỗ nào?

Hoạt động đánh giá cho chúng ta cái nhìn xác đáng hơn về sản phẩm mới để từ đó có kế hoạch đầu tư điều chỉnh cho những lần cải tiến sau này.

Tạm kết

Nắm rõ 3 phần chính của một quy trình phát triển sản phẩm mới chuẩn sẽ giúp các Marketer rõ ràng hơn rất nhiều trong quá trình làm việc và hợp tác với các phòng ban, Agency, Supplier để cho ra đời một chiến dịch Launching thành công với ROI tương xứng. Khi “làm mới”, chúng ta cần thật rõ ràng mình đang ở phần nào đâu và cần ưu tiên chuyện gì nhất ở lúc này. Có như vậy, quá trình phát triển sản phẩm mới suôn sẻ, thuận lợi và mang lại hiệu quả tối ưu.

Khóa “The Journey of Brand Building” chuyên sâu về xây dựng & phát triển thương hiệu, học viên sẽ có năng lực tư duy về cách làm: Phân khúc thị trường, xác định phân khúc nhu cầu & nhóm khách hàng tiềm năng, thiết kế chiến lược ngành hàng để nắm bắt cơ hội, chiến lược thương hiệu, lập kế hoạch Brand Plan để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh doanh.

► Link Tham khảo: https://www.cask.vn/brand/brand

► Đọc thêm kiến thức về Brand MKT tại: https://www.cask.vn/blog/brand

► DOWNLOAD BROCHURE và xem lịch khai giảng tất cả khóa học tại: https://www.cask.vn/lich-khai-giang

Bài viết cùng chuyên mục

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1 Facebook 0901 03 09 00