Thế giới đang chứng kiến cuộc chuyển mình ngày một nhanh của công nghệ và media. Giữa thời đại số như thế, liệu Trade Marketing có mất đi vị thế của mình?
1. NGÂN SÁCH ĐANG CHẢY NHIỀU HƠN VỀ TRADE MARKETING
Trong những năm gần đây, ngân sách Marketing của thế giới có xu hướng chuyển dịch về phía Trade Marketing. Cụ thể là chỉ riêng ở Mỹ, các công ty chi đến $200 tỉ đô mỗi năm cho Trade Marketing và đối tác bán lẻ. Trade Promotion chiếm đến 44% ngân sách Marketing năm 2017 với các sản phẩm đóng gói. “Ông lớn” P&G vẫn chi 2 tỉ đô mỗi năm cho Trade Marketing, đặt Trade Marketing ngang tầm với Quảng cáo truyền thông. Hay sự kiện Amazon chi 14 tỉ đô để mua lại thương hiệu cùng 500 cửa hàng Whole Foods. Tất cả những ví dụ đó cho thấy dòng ngân sách của thế giới Marketing đang chảy nhiều hơn về phía Trade Marketing.
Khác với Brand Marketing, KPIs của Trade Marketing khá cụ thể, rõ ràng và rất “sát” với lợi nhuận thu về. Thế nên, cũng khá dễ hiểu khi dòng tiền chảy về Trade Marketing nhiều hơn trong thời buổi “thắt lưng buộc bụng” thế này.
2. TIỀM NĂNG CỦA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VẪN CHƯA “KHAI PHÁ” HẾT
Thị trường bán lẻ ở Việt Nam đang thuộc top đầu thế giới với hơn 2,2 triệu điểm bán (cuối ăm 2017), lượng khách ra vào mỗi điểm bán lại càng “khủng” hơn. Câu hỏi được đặt ra là các Trade Marketer đã khai thác được hết tiềm năng của hệ thống phân phối tại một thị trường bán lẻ “vàng” như tại Việt Nam?
Nguyên tắc 80 - 20:
Trong Trade Marketing có một nguyên tắc bất hủ đó là 80 - 20. 80% lợi nhuận sẽ đến 20% số điểm bán. Nếu đủ kiến thức và kỹ năng, chỉ cần các Trade Marketer “rà” ra được 20% điểm bán vàng để đẩy hàng thì lợi nhuận sẽ tăng vượt bậc.
Trong thế giới Trade Marketing, mọi thứ khá rõ ràng và bền vững. Việc của Trade Marketer là áp dụng kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của mình để cố gắng khai thác tối đa tiềm năng của kênh phân phối, làm được điều này thì lợi nhuận đổ về là điều chắc chắn.
3. BRAND THÀNH HAY BẠI - PHẢI HỎI ĐẾN “TRADE”
Theo thống kê, chỉ 5% số thương hiệu thực sự sống sót sau khi được tung ra, gần 80% sẽ thất bại sau vài tháng còn khoảng 20% tồn tại được hơn một năm.
Các nhà bán lẻ cũng đang ngày càng “khó tính” và đòi hỏi hơn, khiến các Marketer phải có nhiều kiến thức và kĩ năng hơn để xây dựng cho thương hiệu một hệ thống phân phối hiệu quả, thành công đưa sản phẩm ra thị trường - Yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự sống còn của một thương hiệu.
Thị trường khốc liệt, thành công hay thất bại của một thương hiệu được quyết định bởi lợi nhuận thu về. Nói đến lợi nhuận, còn gì sâu sát và “làm thật ăn thật” hơn Trade Marketing?