Quản trị linh hoạt Agile đã “cứu” ngành bán lẻ như thế nào?
Trade/Sale

Quản trị linh hoạt Agile đã “cứu” ngành bán lẻ như thế nào?

Trong xu thế phát triển nhanh chóng những năm gần đây, rất nhiều nhà bán lẻ truyền thống ở các nước phát triển đang dần đi đến điểm giới hạn. Thị trường dần bão hoà, khách hàng ngày càng ít trung thành và cạnh tranh dữ dội. Để đảm bảo được chỗ đứng, nhu cầu thay đổi mô hình kinh doanh và phương pháp bán hàng sáng tạo rõ rệt hơn bao giờ hết.

Trong xu thế phát triển nhanh chóng những năm gần đây, rất nhiều nhà bán lẻ truyền thống ở các nước phát triển đang dần đi đến điểm giới hạn. Thị trường dần bão hoà, khách hàng ngày càng ít trung thành và cạnh tranh dữ dội. Để đảm bảo được chỗ đứng, nhu cầu thay đổi mô hình kinh doanh và phương pháp bán hàng sáng tạo rõ rệt hơn bao giờ hết.

Ngành bán lẻ ngày nay không còn đủ chỗ cho tất cả cùng “chung mâm” như thời kỳ đang phát triển nữa. Các nhà bán lẻ nhận thức rằng họ nên sẵn sàng với phương pháp làm việc mới. Để làm được như vậy, họ cần vượt qua những rào cản về cơ cấu tổ chức mà đã giúp họ phát triển đến ngày hôm nay, như phân biệt chức năng rạch ròi giữa các phòng ban, cách làm kinh doanh thụ động và an toàn hay sự tương tác lỏng lẻo giữa các bộ phận trong tổ chức. Áp dụng phương pháp quản trị linh hoạt (agile management) cho phép doanh nghiệp vẫn tận dụng quy mô của họ đồng thời khai thác được lợi ích về tốc độ, sự thấu hiểu khách hàng, tương tác của nhân viên và khuyến khích sáng tạo của phương pháp mới. Nhờ quá trình kiểm tra và sửa sai liên tục kết hợp hoạt động tự quản của từng nhóm nhỏ giúp cho các nhà bán lẻ truyền thống vượt qua rào cảo tăng trưởng.

Những người thường phản đối agile thường cho rằng giá trị và nguyên tắc của phương pháp quản trị này chỉ dành cho ngành phát triển phần mềm hay dịch vụ tài chính. Nhưng thực tế chứng minh rằng phương pháp được áp dụng ở nhiều công ty trong nhiều ngành công nghiệp thành công. Hơn nữa, tính chất ngành bán lẻ là thay đổi nhanh và sự thành công dựa trên tương tác với khách hàng để xây dựng tin tưởng là rất lớn.

Phương pháp quản trị linh hoạt làm tăng tương tác khách hàng và nhân viên đồng thời giảm thời gian dành cho việc lên kế hoạch hay hành chánh. Phương pháp này tập trung nguồn lực của doanh nghiệp nhiều hơn vào các hoạt động hướng đến khách hàng. Tổ chức agile có nhiều người thực hiện hơn và ít người quản lý hơn, từ đó giảm chi phí. Tuy nhiên, phương pháp không dễ thực thi trên thực tế vì yêu cầu rất nhiều sự thay đổi về quy trình làm việc, văn hoá công ty, năng lực nhân viên,… Theo công ty tư vấn hàng đầu thế giới BCG, những công ty áp dụng agile đúng đắn có thể giảm chi phí từ 25% đến 35%, cải thiện chất lượng tới 20% và thúc đẩy sự cung cấp hàng hoá và dịch vụ lên đến 100%-200%.

Nguyên tắc của Agile

Phương pháp quản trị linh hoạt được xây dựng dựa trên nhóm nhỏ đa chức năng và tự quản lý. Những nhóm này thường không vượt quá 12 thành viên có đủ kỹ năng và quyền hạn để tự ra quyết định. Với sự điều chỉnh và phân chia rõ ràng về những ưu tiên và mục tiêu mong muốn giữa các nhóm, họ được trao quyền tự chủ để giải quyết vấn đề và không cần đợi cấp trên cho phép hay cân nhắc. Công việc được thực thi với sự minh bạch cao để cho mọi người có thể thấy được công việc lẫn nhau và sự kết nối khi đạt được kết quả mong muốn.

Agile tập trung vào các hoạt động hiệu quả, hơn là phối hợp với nhau. Những nhóm agile chỉ tham gia vào các hoạt động tạo giá trị thoả mãn nhu cầu khách hàng. Tiêu chí là sản xuất ra Sản phẩm khả dụng tối thiểu (Minimun Viable Product-MVP) trong một khoảng thời gian tối thiểu gọi là Sprint. Việc này giúp cho nhóm agile thu thập được phản hồi từ thị trường nhanh nhất có thể thay vì một quãng thời gian dài lên kế hoạch và thực thi. Nguyên nhân là trong mỗi nhóm đều sở hữu một bộ kỹ năng đa phòng ban đủ để tạo điều kiện ra quyết định tung sản phẩm, thử nghiệm và điều chỉnh từ phản hồi được nhận. Mặc dù phương pháp linh hoạt vẫn yêu cầu sự điều chỉnh của phòng ban khác để đảm bảo trải nghiệm khách hàng đồng nhất, thì sự phối hợp này vẫn diễn ra một cách rõ ràng về trách nhiệm và khối lượng công việc thay vì nhiều lớp chức năng chồng chéo lẫn nhau như mô hình cũ.

Agile coi trọng người thực thi. Trong một nhóm agile, mỗi thành viên sẽ có chuyên môn khác nhau, các thành viên có trách nhiệm hoàn thành công việc dựa trên hứng thú cũng như khả năng của họ. Tất cả thành viên trở thành những người đóng góp toàn diện và hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm.

Khi một công ty áp dụng phương pháp này, rất nhiều quản lý trở thành thành viên trong các nhóm nhỏ và phần lớn thoải mái với điều đó kể cả khi họ không còn quản lý người khác bởi vì lúc này họ có thể tạo ra ảnh hưởng rõ ràng hơn. Vai trò của người quản lý sẽ tương tự như product owner, người này sẽ quyết định tầm nhìn và mức độ ưu tiên từng công viên. Họ là sợi dây kết nối giữa team và khách hàng. Người này đại diện cho quyền lợi của những người liên quan và có trách nhiệm làm rõ tất cả các yêu cầu cho các thành viên.

Người lãnh đạo những vai trò khác. Tổ chức agile vẫn sẽ có những người quản lý những nhóm nhỏ, nhưng vai trò của lãnh đạo lúc này sẽ khác với mô hình truyền thống. Người lãnh đạo sẽ dựa trên bối cảnh công ty để đưa ra chiến lược, phân bổ nguồn lực và loại bỏ trở ngại. Họ không tham gia vào công việc hằng ngày và để cho các nhóm nhỏ tự ra quyết định. Nói cách khác, người lãnh đạo sẽ xác định mục tiêu của nhóm và phương pháp đo lường, nhưng họ để cho các nhóm quyết định làm cách nào để đạt được mục tiêu.

KẾT

Ngành bán lẻ luôn luôn là nơi mà sự tương tác của công ty và người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu, nhưng sự mở rộng quy mô của các công ty khiến cho kết nối này không còn chặt chẽ. Phương pháp quản trị linh hoạt có thể tái khôi phục tốc độ và giúp các nhà bán lẻ phản hồi nhanh nhẹn hơn đối với nhu cầu khách hàng.

Source: BCG

Để hiểu rõ hơn và biết cách áp dụng Trade Marketing, hãy tham gia ngay Khóa học "IMPACTFUL TRADE MARKETING MANAGEMENT – Kinh nghiệm 10 năm làm Trade được hệ thống đầy đủ trong 22 buổi học".

► Link Tham khảo: https://www.cask.vn/trade/trade

► Đọc thêm kiến thức về Trade MKT tại: https://www.cask.vn/blog/trade-sale

► DOWNLOAD BROCHURE và xem lịch khai giảng tất cả khóa học trong năm 2023 tại: https://www.cask.vn/lich-khai-giang

Bài viết cùng chuyên mục

S&OP là gì? Tại sao cần phải hiểu về chúng?
Trade/Sale

Trong quá trình từ nguyên vật liệu thô cho đến sản phẩm tới tay người tiêu dùng, cần chú ý mối tương quan cung - cầu, cách làm việc giữa nhà cung cấp nguyên vật liệu – nhà máy – nhà phân phối – nhà bán lẻ - cửa hàng để đảm bảo đủ lượng hàng hóa ra thị trường.
Xem thêm

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1 Facebook 0901 03 09 00