Bạn có biết chỉ tính riêng tại Mỹ, chi phí cho Tiếp thị Liên kết – Affiliate Marketing – ước đạt 8.2 tỷ USD vào năm 2022, tăng lên từ mức 5.4 tỷ USD của năm 2017? Với hiện trạng đó, chẳng mấy ngạc nhiên khi nhiều nhãn hàng Ecomm đang xúc tiến các chương trình tiếp thị liên kết cho mình. Theo một nguồn thống kê, có đến 81% các thương hiệu vận dụng tiếp thị liên kết. Vậy Tiếp thị Liên kết là gì, nó có những ưu điểm gì cho việc kinh doanh Thương mại Điện tử? Hãy cùng Cask tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Tiếp thị Liên kết – Affiliate Marketing – hay còn gọi là Tiếp thị Kết hợp – Associate Marketing – là một mô hình vận hành theo cách hợp tác giữa Nhà Quảng bá – Advertiser – với Nhà Phát hành – Publisher. Nhà Quảng bá chính là chủ gian hàng Ecomm, với nhiều sản phẩm cung cấp cho thị trường. Còn Nhà Phát hành là một đối tác của Nhà Quảng bá, họ sẽ quảng bá sản phẩm cho Nhà Quảng bá trên trang của mình và hưởng hoa hồng từ doanh thu hay thành quả kinh doanh.
Rõ là một hình thức kinh doanh không quá mới, thế nhưng, với lĩnh vực Ecomm, chúng có nhiều lợi ích rõ ràng sau:
- Nhà quảng bá tận dụng được ảnh hưởng, lượng khán giả hay trình độ chuyên môn của nhà phát hành để bán sản phẩm; đồng thời tiết kiệm được chi phí vì chỉ phải trả hoa hồng khi bán được hàng.
- Nhà quảng bá có thêm phương tiện khác biệt hóa với đối thủ: nhờ vào kiến thức, kĩ năng, uy tín của nhà phát hành.
- Nhà phát hành dùng ảnh hưởng của mình để kiếm tiền từ mặt hàng của nhà quảng bá và tăng lượt tham quan trang mình.
Dựa vào cách thức tính hoa hồng của các chương trình tiếp thị liên kết, chúng ta có thể phân loại như sau:
- Hoa hồng dựa trên doanh thu: nhà phát hành hưởng hoa hồng khi khách hàng dùng mã số của họ mua hàng trên trang của nhà quảng bá.
- Hoa hồng dựa trên lượt tham quan: nhà phát hành hưởng hoa hồng dựa trên số khán giả giới thiệu đến trang của nhà quảng bá.
- Hoa hồng dựa trên số thương vụ: nhà phát hành hưởng hoa hồng khi hoạt động của họ giúp nhà quảng bá chốt được thương vụ mới.
Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu qua những chương trình tiếp thị liên kết đang phổ biến hiện nay:
- Liên kết về tìm kiếm: nhà phát hành thường là người làm tự do – Freelancer hay chủ doanh nghiệp. Họ sẽ dùng tiền của mình để quảng bá sản phẩm, khai thác các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo… để dẫn người dùng đến trang của nhà quảng bá. Đặc biệt, nếu nhà phát hành am tường SEO và kĩ thuật kiểm nghiệm A/B, họ có thể giúp nhà quảng bá đánh giá hiệu quả quảng cáo.
- Liên kết với chủ Blog và người ảnh hưởng: với tầm ảnh hưởng mạnh, các chủ Blog có thể giúp nhà quảng bá tăng tỷ lệ chuyển đổi. Các chủ Blog sẽ dùng thử sản phẩm/dịch vụ rồi viết bài nhận định để quảng bá cho nhãn hàng. Tương tự, người ảnh hưởng đã sẵn một lượng hâm mộ viên nên dễ dàng tác động đến nhóm khách hàng tiềm năng này.
- Email Marketing: nhà phát hành sẽ dùng Email Marketing tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Đây là một chiến thuật hay nếu nhà phát hành là chuyên gia về công cụ này.
Như bạn đã thấy: bản chất và cách tổ chức chương trình tiếp thị liên kết khá đơn giản, khả thi cao; tuy nhiên, bạn nên chú ý các yếu tố sau:
- Tìm hiểu đối thủ: nghiên cứu, tìm hiểu các chương trình tiếp thị liên kết của đối thủ: loại hình, thể thức trả hoa hồng, chi phí… Chẳng hạn: nếu bạn thấy họ liên kết hiệu quả với mức hoa hồng 10% với một số trang Blog nào đó; bạn có thể tìm các trang Blog tương tự và mức hoa hồng tương đương.
- Hiểu mục tiêu & KPI: như trong mọi hoạt động kinh doanh khác, bạn cần định rõ các mục tiêu – như tăng lượt tham quan, doanh thu, giá trị đơn hàng trung bình hay tỷ lệ chuyển đổi… Về mặt KPI, một số chỉ số phổ biến gồm: Số Lượt Nhấp chuột – Click Traffic; Số Đơn hàng Tổng – Gross Orders; Số Đơn hàng Thuần – Net Orders; Hoa hồng – Commission; Tổng Số Nhà Phát hành – Total Affiliates; Tỷ lệ Nhà Phát hành Hoạt động – Percentage of Active Affiliates…
- Định chính sách hoa hồng: hẳn nhiên, bạn cần xây dựng một chính sách hoa hồng rõ ràng, chặt chẽ, đủ hấp dẫn các đối tác. Nòng cốt cho chính sách này chính là Chi phí Có Khách – Cost Per Acquisition (CPA) và Giá trị Đơn hàng Trung bình – Average Order Value.
- Tỷ lệ Giữ chân Khách hàng – Customer Retention Rate: nếu tỷ lệ giữ chân khách hàng của bạn cao – tức một khách hàng mới dễ dàng gắn bó lâu dài với bạn – thì bạn có thể tiết kiệm chi phí cho tiếp thị liên kết, bởi một lượng nhỏ khách hàng có thể tạo doanh thu lớn cho bạn về lâu dài. Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp, bạn phải đầu tư liên tục để có thêm khách hàng mới và doanh thu.
Kết: Dễ làm, khả thi, có tiềm năng doanh thu & lợi nhuận, ngại gì không thử! Nếu bạn kinh doanh Ecomm với quy mô trung bình trở xuống và thích áp dụng những chiến thuật phải chăng, hãy cân nhắc ngay Tiếp thị Liên kết!
Để nắm bắt thêm nhiều kiến thức về Ecommerce, hãy tham gia ngay Khóa học “Design Winning Ecommerce Channel” – Thiết kế kênh thương mại điện tử hiệu quả tại CASK Academy.
► Link Tham khảo: https://www.cask.vn/trade/ecommerce-online
► Đọc thêm kiến thức vềEcommerce tại: https://www.cask.vn/blog/trade-sale
► Đăng ký nhận guidebook Ecommerce ngay tại: https://tinyurl.com/nhanngayguidebookecomm