Công nghệ đang ngày càng thay đổi cách mọi ngành vận hành, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí, cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Các doanh nghiệp bán lẻ cũng đang áp dụng công nghệ để gia tăng lợi thế cho mình. Dưới đây là 10 xu hướng công nghệ hàng đầu sẽ biến đổi ngành bán lẻ 2020.
Công nghệ thực tế ảo mở rộng
Thực tế ảo và tương tác thực tế ảo giúp các nhà bán lẻ nâng cao trải nghiệm khách hàng. Từ việc tìm kiếm sản phẩm cho đến dùng thử, thực tế hóa đã được nhiều nhà bán lẻ sử dụng ngày nay. Thương hiệu bán lẻ quần áo thể thao và lướt sóng dành cho tuổi teen Tilly, mang đến cho khách hàng trải nghiệm săn lùng đồ vật trong mùa tựu trường giúp các bạn teen khám phá những bộ quần áo và phụ kiện khác nhau. Thực tế ảo có thể cung cấp thêm thông tin cho khách hàng khi họ đang tìm kiếm sản phẩm như Living Wine Labels từ Treasury Wines Estates. Ứng dụng IKEA Place ARKit giúp bạn xác định xem đồ nội thất bạn muốn mua có đẹp và phù hợp với nhà bạn không. Trong tương lai, thực tế ảo mở rộng sẽ cho phép người tiêu dùng có thể trải nghiệm mua sắm thực tế ảo với người khác.
Phân tích dự đoán (Dữ liệu lớn) - Predictive Analytics (Big Data)
Các tổ chức bán lẻ chưa bao giờ gặp khó khăn khi thu thập dữ liệu, nhưng phân tích và sử dụng dữ liệu để giải quyết vấn đề hoặc tạo ra các giải pháp mới lại là một trận đấu vật thật sự . Phân tích dự đoán (Predictive Analytics) thay đổi điều đó. Giờ đây các nhà bán lẻ có thể chủ động hơn trong tương lai thông qua việc phân tích hành vi và xu hướng của người tiêu dùng từ quá khứ. Khi phân tích thành công dữ liệu, nhà bán lẻ nắm được thông tin quan trọng về hành vi mua hàng của người tiêu dùng, cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, giải quyết nhu cầu của người tiêu dùng dựa trên hành trình của khách hàng, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí chuỗi cung ứng và hơn thế nữa. Phân tích dự đoán giúp các nhà bán lẻ thông minh hơn, hiệu quả hơn và giảm chi phí.
Micro Moment
Thử nghĩ về cách bạn sử dụng Google hoặc công cụ tìm kiếm yêu thích của bạn. Dựa vào việc tìm kiếm những gì bạn cần trong một khoảnh khắc, cho dù đó là một dịp đặc biệt, hay làm thế nào để khắc phục một vấn đề hoặc giải quyết vấn đề ví dụ như nhà hàng nào ? ở đâu? có thể thỏa mãn cơn thèm món Ý của bạn. Những nhà bán lẻ có thể gặp khách hàng "trong khoảnh khắc này” sẽ giành được lợi thế. Nhờ truy cập kỹ thuật số trực tiếp (direct digital access) đến người tiêu dùng và khả năng phân tích mạnh mẽ, doanh nghiệp có thể bắt lấy khoảnh khắc và hỗ trợ khách hàng trong thời điểm họ cần và thậm chí dự đoán những gì khách hàng có thể cần trước khi họ biết.
Hệ thống gợi ý (Recommendation Engines)
Một công cụ công nghệ mạnh mẽ khác dành cho các nhà bán lẻ là các hệ thống gợi ý (Recommendation Engines) giúp khách hàng tìm thấy những thứ họ không bao giờ biết họ cần, cũng như các tùy chọn kênh cho người tiêu dùng vào những thời điểm thích hợp trong hành trình mua sắm của họ. Hệ thống gợi ý tốt hơn theo thời gian. Các thuật toán càng có nhiều dữ liệu để đánh giá hành vi mua sắm của khách hàng, thì gợi ý sẽ càng tốt. Nhà bán lẻ gặt hái lợi nhuận từ giỏ hàng cao hơn và cải thiện sự hài lòng của khách hàng nhờ sự dễ sử dụng. Amazon, Netflix và Spotify là những hệ thống mà gợi ý quen thuộc nhất, nhiều nhà bán lẻ khác như Best Buy cũng sử dụng chúng.
Quy trình tự động hóa thực hiện đơn hàng (Order Fulfilment Automation)
Đến cuối năm 2025, hơn 580.000 robot di động tự điều khiển (Autonomous mobile robot-AMR) sẽ được triển khai nhằm hỗ trợ kho thực hiện các đơn đặt hàng của khách hàng. Nhiều nhà bán lẻ kéo nhau điều chỉnh theo “ hiệu ứng Amazon” và đang khám phá quy trình tự động hóa thực hiện đơn hàng (Order Fulfilment Automation) nhằm tăng tốc độ và tính linh hoạt của các hoạt động thực hiện đơn hàng nhằm cạnh tranh với Amazon. Quy trình tự động hóa này giúp giảm đáng kể thời gian xử lý đơn hàng. Ngoài ra, các kho thường phải vật lộn để tìm đủ nhân lực để theo kịp nhu cầu, vì vậy các hệ thống tự động là một giải pháp hấp dẫn.
Nhận diện khuôn mặt
Nhiều nhà bán lẻ thành công có sự hiện diện trực tuyến và ngoại tuyến. Công nghệ nhận diện khuôn mặt giúp các nhà bán lẻ chủ động chống lại tội phạm trộm cắp và bán lẻ. Ngoài ra, nó có thể cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm online đến địa điểm trực tiếp. Khi một khách hàng được xác định thông qua công nghệ nhận diện khuôn mặt, nhân viên cửa hàng có thể đáp ứng tốt hơn các nhu cầu riêng biệt của khách hàng đó. Chắc chắn sẽ có các vướn mắc về pháp lý và quyền riêng tư cần được giải quyết, nhưng có một số lợi thế cho các nhà bán lẻ đã áp dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
Quản lý kho tự động
Quản lý kho tự động giúp cải thiện kiểm soát hàng tồn kho. Thay vì chờ đợi kiểm hàng tồn kho thủ công, robot thông minh và hệ thống máy tính nắm chắc dữ liệu thông tin trong thời gian thực. Dữ liệu chính xác này giúp các nhà bán lẻ quản lý hàng hóa trong kho, đưa ra dự đoán chắc chắn, quyết định thông minh và dự báo cải thiện lợi nhuận của cửa hàng. Tăng khả năng quản lý nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm để giảm thiểu lãng phí, hư hỏng và thậm chí thất thoát
Robot trợ lý cửa hàng
Một xu hướng công nghệ khác thay đổi việc shopping đó là robot trợ lý cửa hàng. Các robot như Pepper có thể giúp người mua hàng tìm kiếm sản phẩm và trả lời các câu hỏi. Các robot thậm chí có thể gửi email khuyến mãi đặc biệt hoặc coupon. Cửa hàng dụng cụ sửa chữa Lowe’s có LoweBot giúp hỗ trợ dịch vụ khách hàng tại cửa hàng.
Hệ thống tin nhắn trả lời khách hàng tự động (Customer Chat Bots)
Các hệ thống customer service trả lời tin nhắn khách hàng tự động đã được áp dụng nhanh chóng tại nhiều cửa hàng bán. Ít nhất 50% trong 5000 nhà bán lẻ lớn nhất tại Mỹ đã trải nghiệm. Tin nhắn đã trở thành kênh customer service được ưa thích , do đó số lượng cuộc gọi sẽ giảm. Các bot thông minh nhân tạo sẽ cải thiện hành trình mua sắm của khách hàng trước và sau bán hàng bằng cách giảm việc bỏ giỏ hàng và giúp khách hàng giải quyết các vấn đề sau bán hàng mà không cần sự can thiệp của con người.
Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Internet of Things -IoT) và thiết bị thông minh
Internet of Things và thiết bị thông minh sẽ thay đổi trải nghiệm mua sắm. Nhờ khối lượng dữ liệu có sẵn và khả năng xử lý dữ liệu, người tiêu dùng có thể nhận được trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa mà trước đây không thể có. Ngày nay, người tiêu dùng muốn có những trải nghiệm bao gồm cá nhân hóa và thông tin để giúp họ đưa ra quyết định. Mạng lưới vạn vật kết nối Internet giúp các cửa hàng cung cấp những trải nghiệm này cho khách hàng. Thiết bị thông minh như kệ cảm biến thông minh theo dõi hàng hóa cũng sẽ thay đổi hoạt động bán lẻ.