Khung năng lực chuẩn của người làm Brand Marketing.
Brand

Khung năng lực chuẩn của người làm Brand Marketing.

Khung năng lực là gì? Tại sao khung năng lực lại quan trọng đối với người làm Marketing? Khám phá 14 kỹ năng các marketer nhất định phải có cùng CASK.

Trong thời đại mà các thương hiệu không chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn về hình ảnh và trải nghiệm khách hàng, Brand Marketing đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng và duy trì giá trị của thương hiệu. Để có thể dẫn dắt và phát triển thương hiệu thành công, một Brand Marketing cần sở hữu một bộ kỹ năng chuyên sâu và đa dạng. Để làm được điều đó, việc phát triển và ứng dụng khung năng lực là điều bắt buộc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá về khung năng lực, tầm quan trọng của nó và những kỹ năng cần có để trở thành một Brand Marketing thành công. 

I. Khung năng lực là gì?  

Khung năng lực là tập hợp các kỹ năng, kiến thức, khả năng và thái độ cần thiết để một cá nhân có thể thực hiện một nhiệm vụ hoặc vai trò cụ thể trong tổ chức một cách hiệu quả. Nó là một hệ thống các yêu cầu rõ ràng và cụ thể đối với từng vị trí công việc, bao gồm cả các kỹ năng cơ bản và chuyên sâu. Khung năng lực giúp nhân viên hiểu rõ điều gì cần được cải thiện và cung cấp tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công việc, từ đó cải thiện chất lượng làm việc và phát triển sự nghiệp. 

II. Tầm quan trọng của khung năng lực đối với người làm Marketing 

1. Định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng  

Khung năng lực cung cấp chi tiết các kỹ năng cần thiết mà một chuyên gia Brand Marketing cần phát triển để thành công trong lĩnh vực này. Từ các kỹ năng cơ bản như hiểu biết về khách hàng, lập kế hoạch thương hiệu cho đến những kỹ năng chuyên sâu như quản lý chiến dịch truyền thông, phân tích dữ liệu thương hiệu – khung năng lực giúp người làm marketing xác định rõ ràng mục tiêu và lộ trình phát triển sự nghiệp. 

2. Đánh giá hiệu quả công việc  

Một trong những lợi ích quan trọng của khung năng lực là giúp người làm Brand Marketing đánh giá chính xác năng lực hiện tại của mình và từ đó cải thiện hiệu quả công việc. Khi nắm vững các kỹ năng cần thiết, bạn sẽ tự tin hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày, ra quyết định chiến lược và giải quyết các vấn đề phức tạp trong việc xây dựng và quản lý thương hiệu. 

3. Nâng cao hiệu suất công việc

Khi marketer nắm vững các kỹ năng cần thiết, marketer sẽ thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn, đồng thời cải thiện khả năng ra quyết định chiến lược và giải quyết vấn đề.

4. Tạo điều kiện để học hỏi liên tục và phát triển

Khung năng lực không chỉ là công cụ đánh giá mà còn là nền tảng để xác định các kỹ năng cần trau dồi, từ đó thúc đẩy người làm Brand Marketing liên tục học hỏi và phát triển. Bằng cách nhận biết những khoảng trống năng lực, bạn có thể tập trung vào các khóa học, chương trình đào tạo hoặc dự án cụ thể để nâng cao kỹ năng. 

III. 14 kỹ năng trong bộ khung năng lực chuẩn của người làm Brand Marketing 

1. Brand Strategy - Bước đầu của một Winning Brand  

Kỹ năng 1: Định hướng chiến lược về ngành hàng và thương hiệu  

Người làm Marketing cần rõ chiến lược ngành hàng và thương hiệu, từ đó xác định vị trí của thương hiệu trong thị trường, nhận diện đối thủ cạnh tranh và xây dựng chiến lược tăng trưởng dài hạn cho thương hiệu. 

Kỹ năng 2: Xây dựng định vị thương hiệu (Brand 6Ps)  

Một Marketer chuyên nghiệp cần phải xác định được cụ thể chuỗi giá trị mà Brand mình mang đến cho khách hàng thông qua mô hình 6Ps (Product, Price, Place, Promotion, Pack, Proposition), từ đó làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động nhằm đảm bảo 2V, Volume cho doanh nghiệp và Value cho Brand. Xác định rõ 6P sẽ giúp các Marketer hiểu rõ chuỗi giá trị của Brand, xây dựng định vị thương hiệu rõ ràng, xác định lợi thế cũng như điểm yếu của mình so với đối thủ cùng phân khúc, cùng ngành hàng. 

Kỹ năng 3: Thấu hiểu khách hàng 

Nắm bắt các insight của người tiêu dùng, hiểu được tâm lý, hành vi và nhu cầu sâu xa để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả là một trong những kỹ năng không thể thiếu của một marketer. Để có được một Winning Insight, người làm Marketing cần phải thật sự gần gũi và hiểu rõ được tâm lý khách hàng giữa hàng triệu thông tin xuất hiện mỗi giây, phải có khả năng hệ thống Insight thành những nội dung rõ ràng và dễ hiểu. Quan trọng là phải kết nối được chúng vào Brand value của doanh nghiệp, từ đó biến nó thành lợi thế phát triển cho Brand. 

Kỹ năng 4: Chiến lược mở rộng ngành hàng  

Một marketer giỏi được thể hiện qua việc có thể nhìn ra những cơ hội mới, thị trường mới giúp tăng trưởng và mở rộng kinh doanh. Thông qua việc mở rộng danh mục sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có thể thu hút thêm người tiêu dùng mới và mở rộng phân khúc và thương hiệu có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh.  

2. Annual brand planning - Xây dựng Marketing Plan hằng năm 

Kỹ năng 5: Annual brand planning - lên kế hoạch hằng năm cho brand  

Sau khi đã ra chiến lược cho Brand trong vòng 3-5 năm, phòng Marketing sẽ đánh giá lại brand performance vào cuối năm, xem liệu brand có đang đi đúng chiến lược dài hạn hay không, có những điểm yếu nào cần khắc phục và điểm mạnh nào cần phát huy trong năm tới. Đây là cơ sở để quyết định các ưu tiên của Brand trong ngắn hạn (6 tháng đến 1 năm). 

Kỹ năng 6: Nắm vững tài chính để dự báo doanh thu và lên ngân sách 

Phòng Marketing luôn phải chịu nhiều rủi ro nhất trong ngân sách riêng cho các hoạt động vì nhiều biến động ngân sách khó lường. Hạng mục năm này thì vượt chỉ tiêu, năm khác lại còn nhiều “đồng” chưa “đụng”. Vì thế để sử dụng hiệu quả ngân sách đang có cũng là một điều kiện phải có đối với người làm Marketing chuyên nghiệp. 

3. Brand execution - Thực hiện hoạt động Marketing  

Kỹ năng 7: Xây dựng chiến lược sản phẩm mới  

Đây được xem là một trong những trụ cột của Marketing bên cạnh các hoạt động Brand activation và Brand communication. Khi sản phẩm hay thương hiệu đã nằm trong giai đoạn phổ biến thì phải làm mới hay cải tiến chúng, nói một cách khác các Marketer cần tái định vị thương hiệu hay sản phẩm để kéo dài vòng đời khi sản phẩm đang ở giai đoạn chín muồi. 

Kỹ năng 8: Xây dựng Integrated Brand Communication 

Một IBC hoàn chỉnh khi nó tận dụng được lợi thế đa kênh nhưng vẫn đồng nhất về thông điệp mà Brand muốn tuyền tải. Thậm chí, nó có thể sử dụng các lợi thế của công cụ truyền thông này để hỗ trợ cho điểm yếu của công cụ truyền thông khác. 

Kỹ năng 9: Xây dựng media plan  

Media planning được xem như là cây cầu nối giữa Brand và Consumer. Một sản phẩm tốt, thông điệp hay, định vị khác biệt nhưng không truyền tải được đến đúng consumer, tại đúng nơi, vào đúng thời điểm thì cũng xem như thất bại. Do đó, các marketer cần lập kế hoạch truyền thông để đảm bảo thông điệp của thương hiệu được truyền tải đến đúng đối tượng mục tiêu thông qua các channel phù hợp và vào thời điểm thích hợp. Đồng thời, hiểu được vai trò của mỗi channel đối với từng giai đoạn của Brand và các KPI chính để đo lường hiệu quả của từng channel.

Kỹ năng 10: Phát triển communication asset 

Hai hình thức phổ biến nhất của Communication Asset là TVC và Key Visual. Nó giống như là phương tiện kết trực tiếp giữa Brand với Consumer để truyền tải một thông điệp nhất định từ Brand. Vai trò đặc thù của của Communication asset là xây dựng hình ảnh của Brand trong mắt consumer, giúp Brand trở nên nổi bật tại điểm bán, tác động đến mong muốn mua hàng của họ và cao hơn là chiếm lấy thị phần tiêu dùng. 

Kỹ năng 11: Định hướng hoạt động tại điểm bán 

Thực tế 76% quyết định mua hàng được thực hiện tại các điểm bán, do đó các marketer cần phối hợp chặt chẽ với Trade Marketing để đảm bảo các hoạt động tại điểm bán được thực hiện hiệu quả, đồng thời tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng tại điểm bán. Nếu muốn sản phẩm được Shopper mua nhiều, các hoạt động như khuyến mãi (Consumer Promotion), và trưng bày hàng hóa (Merchandising) và tất cả POSM phải đồng nhất với thông điệp và guideline của Brand. 

Kỹ năng 12: Tổ chức event & PR 

Các sự kiện, hoạt động truyền thông báo chí, quan hệ công chúng...là công cụ vô cùng mạnh mẽ để quảng bá thương hiệu, tăng cường độ nhận diện và tương tác với người tiêu dùng và đối tác.  Vậy nên, các marketer cần phải có kỹ năng hoạch định tổ chức những hoạt động này.  

4. Brand data analysis - Phân tích dữ liệu thương hiệu  

Kỹ năng 13: Nghiên cứu và phân tích số liệu  

Đối với việc xây dựng thương hiệu, số liệu hay còn gọi là “con số biết nói” là thành phần quan trọng trong mọi giai đoạn. Nếu không có dữ liệu cụ thể, tất cả đều chỉ là phỏng đoán, ước chừng và khó có thể kiểm soát được rủi ro. Mặc khác, nếu chỉ toàn tập trung vào số liệu, bạn sẽ không thể nào phát triển các câu chuyện mới của mình. Chính vì vậy, bên cạnh Brand mindset, kỹ năng nắm bắt những con số và đọc hiểu chúng để đưa ra những chiến lược hoạt động cụ thể là điều không thể thiếu đối với một Marketer. 

5. Kỹ năng mềm  

Kỹ năng 14: Brief và feedback  

Marketer là người hiểu rõ mình muốn gì và biết cách brief cho các đối tác của mình để thực thi thứ mình muốn. Một Marketer giỏi đơn giản là người hiểu rõ mình muốn gì để brief, và sau đó đưa ra feedback cụ thể và biết cách phối hợp cùng với nhiều team khác trong và ngoài công ty. Chính vì vậy, kỹ năng brief rõ ràng và đưa ra feedback hiệu quả là một trong những "bí quyết nhà nghề" mà Marketer phải rèn luyện ngay khi vừa bước vào ngành Marketing cho đến về sau. 

Để nâng cao kỹ năng và phát triển sự nghiệp trong ngành Brand Marketing, khóa học “Thiết kế chiến lược và kế hoạch Marketing” của CASK cung cấp tư duy chiến lược đến kỹ năng triển khai thực tiễn, được thiết kế bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành.   

► Link Tham khảo: https://www.cask.vn/brand/brand  

► Đọc thêm kiến thức về Brand Marketing tại: https://www.cask.vn/blog/brand      

► DOWNLOAD BROCHURE và xem lịch khai giảng tất cả khóa học CASK tại: https://www.cask.vn/lich-khai-giang 

Bài viết cùng chuyên mục

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1 Facebook 0901 03 09 00