Giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu & lợi nhuận của người kinh doanh. Việc chọn mức giá tối ưu phải dựa trên nhiều yếu tố:
- Chi phí vận hành;
- Mức giá trung bình thị trường
- Chiến lược Marketing/bán hàng của bạn.
Trong bài viết hôm nay, bạn hãy cùng Cask khảo sát những phương thức định giá phổ biến trong thương mại điện tử để có cái nhìn tổng quát và nắm cách vận dụng cho việc kinh doanh của mình nhé!
Chính sách giá là gì?
Chính sách giá là những quy định xác định mức giá giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận nhưng vẫn làm sản phẩm/dịch vụ hấp dẫn trong mắt khách hàng. Thiếu một chính sách giá rõ ràng và hợp lý, bạn sẽ nhanh chóng rơi vào 2 tình huống:
- Định giá quá cao nên khó kiếm doanh thu.
- Định giá quá thấp nên lợi nhuận không nhiều.
Phương pháp định giá
Để tránh 2 chiếc bẫy này, bạn hãy tham khảo những phương pháp định giá sau:
1. Định giá dựa theo chi phí
Đây là chiến lược định giá khá dễ hiểu, tuy nhiên nó tập trung nhiều vào vấn đề vận hành kinh doanh chứ không phải cảm nhận của khách hàng. Hay nói rõ hơn: cách định giá này dựa vào mức lợi nhuận bạn muốn có nhưng không phải mức giá mà khách hàng muốn chấp nhận.
Đầu tiên, bạn sẽ tính toán đầy đủ chi phí sản xuất nên một sản phẩm, kế đến bạn cộng thêm vào các chi phí khác như vận chuyển, Marketing… và cuối cùng là mức lợi nhuận biên bạn muốn. Con số tổng cộng chính là giá bán.
Chẳng hạn:
- Chi phí sản xuất = 5đ
- Chi phí vận chuyển = 3đ
- Chi phí Marketing = 5đ
- Lợi nhuận biên = 3đ
=> Tổng cộng = giá bán = 5 + 3 + 5 + 3 = 16đ
2. Định giá dựa theo đối thủ
Cũng là một chiến lược dễ làm. Bạn tiến hành nghiên cứu chính sách giá cũng như các khuôn mẫu điều chỉnh giá của đối thủ: ưu đãi, khuyến mại… để chọn mức giá cho mình. Bạn nên khảo sát cả phân khúc giá cao hơn và thấp hơn phân khúc của bạn để có mộtkhoảng giá; kế đó bạn tính giá trung bình của khoảng giá đó và cân nhắc để chọn mức giá phù hợp cao hơn giá trung bình này.
Ví dụ:
- Mức giá cao = 10đ
- Mức giá thấp = 6đ
- Giá trung bình = 8đ
- Lợi nhuận biên mong muốn = 1đ
=> Giá bán = 8 + 1 = 9đ
3. Định giá linh hoạt
Cách định giá này chú trọng vào tính linh hoạt, giúp bạn đáp ứng với kỳ vọng của khách hàng lẫn động thái từ đối thủ. Chẳng hạn: nếu đối thủ tăng giá, bạn có thể giảm giá của mình để thu hút khách hàng. Nếu đối thủ hết hàng dự trữ và nhu cầu thị trường đang cao, bạn có thể tăng giá để gây thêm lợi nhuận. Với chiến lược này, bạn cần theo dõi sát tình hình đối thủ và nên có phần mềm quản lý giá để dễ dàng điều chỉnh mức giá.
4. Định giá theo gói
Đây là chiến lược thường được dùng khi bán hàng cho thị trường ngách hoặc bán hàng qua sàn thương mại điện tử. Chiến lược này đi từ chiến lược bán hàng mà ra: trước tiên, bạn sẽ nhóm một số sản phẩm có chức năng bổ trợ nhau thành một gói sản phẩm để bán chung; kế đến bạn định giá cho gói sản phẩm đó – thông thường giá này sẽ rẻ hơn giá của từng sản phẩm cộng lại.
Ví dụ: khách hàng mua đèn Pin thường sẽ cần mua Pin. Bạn có thể bán gói sản phẩm gồm một đèn Pin và một cặp Pin.
- Đèn Pin = 10đ
- Cặp Pin = 4đ
=> Giá gói sản phẩm = 12đ < 10đ + 4đ
5. Định giá cực rẻ
Bạn chọn một sản phẩm tương đối hấp dẫn khách hàng và định giá cực rẻ nhằm thu hút họ đến gian hàng của bạn. Hẳn nhiên bạn sẽ không thể lời với sản phẩm định giá rẻ đó, nhưng nó cho bạn cơ hội bán thêm những sản phẩm khác.
6. Định giá đặc biệt
Nói đúng nhất thì đây không phải là cách định giá mà là cách truyền thông về mức giá. Bạn chọn ra một sản phẩm mới, độc đáo, ít có trên thị trường với mức giá cao. Bạn bán nó với những thông điệp như “Mức giá đặc biệt”, “Sản phẩm độc quyền”, “Số lượng có hạn”… Như vậy bạn sẽ tối đa hóa lợi nhuận cho mình.
Kết
Như bạn đã thấy, có khá nhiều cách định giá khác nhau và chiến lược giá phù hợp sẽ tùy thuộc vào mô hình & mục tiêu kinh doanh của bạn. Bạn nên nhớ thị trường luôn biến động, cần đáp ứng về điều chỉnh mức giá của mình khi cần thiết. Đôi khi bạn có thể theo nhiều chính sách giá khác nhau cho cùng một sản phẩm, chỉ cần chúng giúp bạn tối đa lợi nhuận và không gây thiệt hại đến thương hiệu của bạn.
Để nắm bắt thêm nhiều kiến thức về Ecommerce, hãy tham gia ngay Khóa học “Design Winning Ecommerce Channel” – Thiết kế kênh thương mại điện tử hiệu quả tại CASK Academy.
► Link Tham khảo: https://www.cask.vn/trade/ecommerce-online
► Đọc thêm kiến thức về Ecommerce tại: https://www.cask.vn/blog/trade-sale
► DOWNLOAD BROCHURE và xem lịch khai giảng tất cả khóa học trong năm 2023 tại: https://www.cask.vn/lich-khai-giang