Sự phổ biến của Internet đã thay đổi mạnh mẽ thị trường; cá nhân và doanh nghiệp dễ dàng bán sản phẩm, không còn bị giới hạn về địa lý. Theo báo cáo toàn cảnh kinh doanh sàn thương mại điện tử đầu năm 2022 của Metric, Việt Nam trở thành thị trường lớn thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á. Theo Bộ Công Thương, Việt Nam hiện có gần 53% dân số đang mua sắm trực tuyến, có mức tăng trưởng doanh thu lên đến 18%, tương đương 11.8 tỷ USD vào năm 2020. Chỉ số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, dự kiến có thể đạt đến 23,2 tỉ USD với tỉ lệ tăng trưởng 17,35% vào năm 2025.
Với sự bùng nổ xu hướng mua sắm Online, nền tảng thương mại điện tử trở thành cơ hội vàng giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Thế nhưng, càng có nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ tham gia thị trường thì cạnh tranh càng gay gắt. Do đó, dù sản phẩm của bạn tốt đến thế nào, dịch vụ tuyệt vời ra sao, bạn cũng chưa thể bán được hàng nếu thiếu một chiến lược quảng bá và bán hàng bài bản, hiệu quả.
Nhận diện được khó khăn trên, nhiều doanh nghiệp đang nhanh chóng cải tổ, thực thi các giải pháp nhằm đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. Tuy nhiên, do thiếu một nền tảng kiến thức về E-Comm chuẩn, nhiều doanh nghiệp triển khai theo cảm tính, kinh nghiệm góp nhặt dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng.
- Chọn sai sàn thương mại điện tử: Mỗi sàn TMĐT có 1 mô hình kinh doanh, chính sách, lợi thế và quy định riêng. Chọn sàn không phù hợp sẽ dẫn đến sự xung đột trong cách thức vận hành và hạn chế tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
- Thích phương án cấp tốc, thiếu bền vững: Chạy theo doanh số, tỷ lệ chuyển đổi, doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn những phương án, thủ thuật mang lại hiệu quả, thành công tức thời thay vì xây dựng nền tảng vững chắc từ đầu. Do đó, khi xu hướng thị trường thay đổi, thủ thuật không còn hiệu quả, doanh nghiệp dễ dàng bị mất phương hướng và loay hoay không biết bắt đầu lại từ đâu.
- Thiếu thông tin về khách hàng mục tiêu: Lỗi cơ bản mà phần lớn doanh nghiệp thường mắc phải là tập trung nhiều vào sản phẩm thay vì đầu tư nghiên cứu hành vi khách hàng, dẫn đến hoạch định sai chiến lược tiếp cận; cung cấp sản phẩm độc đáo, mới lạ nhưng không giải quyết được nhu cầu khách hàng… nên không bán được hàng và gây lãng phí nguồn lực.
- Quy trình chăm sóc khách hàng kém: Chi phí để có 1 khách hàng mới thường tốn kém gấp 5-7 lần so với duy trì khách cũ, bởi phải cạnh tranh quyết liệt mới giành được khách hàng mới. Thiếu quy trình chăm sóc, giữ chân khách hàng bài bản đồng nghĩa doanh nghiệp đang bỏ đường sáng để vào đường tối.
- Tập trung quá nhiều vào hoạt động khuyến mãi: Thấu hiểu tâm lý yêu thích sản phẩm giá rẻ từ người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng triển khai hoạt động khuyến mãi với tần suất dày đặc thay vì đầu tư cải tiến chất lượng sản phẩm. Về lâu dài, điều này khiến sản phẩm trở nên lỗi thời, thiếu đột phá và bị đối thủ bỏ lại phía sau.
Những yếu tố trên khiến hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp trì trệ, chậm phát triển và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngày nay, hành vi mua sắm của khách hàng thay đổi liên tục, thậm chí theo từng ngày, kéo theo nhiều kỳ vọng về cách thức tiếp cận, sản phẩm, dịch vụ mới từ doanh nghiệp. Do đó, để trở nên nổi bật giữa hàng ngàn thương hiệu khác trên sàn thì chỉ đầu tư vào sản phẩm thôi là chưa đủ. Doanh nghiệp cần phải hoạch định và định hướng chiến lược hoạt động, bán hàng hiệu quả, bài bản. Tất cả sẽ được truyền tải một cách đầy đủ và chỉnh chu nhất thông qua khóa học "THIẾT KẾ CHIẾN LƯỢC & BÁN HÀNG HIỆU QUẢ TRÊN ECOMMERCE" tại CASK với những điểm kiến thức quan trọng sau:
1.Tổng quan về quy trình xây dựng kế hoạch hoạt động – Overview
Kiến thức cơ bản về ngành và đặc trưng cơ bản của từng nền tảng giúp bạn đánh giá thấu đáo thị trường, lựa chọn sản phẩm kinh doanh phù hợp, xác định được cơ hội & thách thức phải đối mặt. Từ đó, nắm bắt phương pháp và hoạch định một bản kế hoạch Ecommerce Marketing bài bản, hiệu quả.
2. Thấu hiểu tiến trình mua sắm của khách hàng – Shopper Journey
Những giai đoạn chính trong hành trình mua sắm và điểm chạm quan trọng – nơi diễn ra sự tương tác giữa khách hàng và thương hiệu – là nền tảng giúp bạn xác định đúng loại tác động vào đúng điểm chạm nhằm mang lại hiệu quả như mong muốn. Đồng thời, khi thấu hiểu Shopper bạn còn dễ dàng nắm bắt được sự kết nối giữa mục đích, động cơ và phương thức mua hàng, qua đó thiết kế được loại Offer phù hợp với từng trạng thái Shopper.
3. Chiến lược sản phẩm – Assortment
Mô hình 3R: Right name – Đặt tên đúng, Right Image – Hình ảnh đúng và Right Description – Mô tả đúng giúp bạn xây dựng chiến lược sản phẩm và thiết lập gian hàng hiệu quả theo từng thời điểm, mục tiêu hướng đến. Qua đó, đẩy nhanh tốc độ tìm kiếm sản phẩm của khách hàng, tốc độ thực hiện SEO… góp phần gia tăng tổng lượng traffic vào doanh nghiệp.
4. Chiến lược trưng bày hàng hoá – E-merchandising
Thấu hiểu sự khác biệt, mục tiêu và bối cảnh thực hiện của từng phương pháp cấu trúc Shop giúp bạn xác định được phương pháp phù hợp. Lợi ích, sự khác biệt giữa các loại gian hàng – Shop, Shop yêu thích, Shop Mall – cùng phương thức, tiêu chí phân loại trên từng sàn giúp bạn xây dựng lộ trình phát triển gian hàng bền vững. Đồng thời, nguyên tắc lựa chọn, ưu tiên & trình bày sản phẩm trên sàn thương mại điện tử (đặt tên sản phẩm, thiết kế Poster, viết mô tả...) còn giúp bạn thành công trong việc thu hút ánh nhìn của người mua hàng.
5. Chiến lược khuyến mãi – Shopper Promotion
Phương pháp xác định loại mục tiêu khuyến mãi phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp & thị trường; hiểu & áp dụng được các hình thức khuyến mãi tương ứng cho từng mục tiêu; phân tích các chương trình khuyến mãi tiêu biểu, thành công trong thực tế là những nền tảng giúp bạn xây dựng một chương trình khuyến mãi hiệu quả, phù hợp với mục tiêu, hình ảnh doanh nghiệp hướng đến.
6. Chiến lược tối ưu hoá hiển thị – Shopper Marketing
Thấu hiểu định nghĩa và phân biệt được vai trò – xây dựng nhận thức, cân nhắc, chuyển đổi hay trung thành – giữa kênh nội sàn (Onsite) và ngoại sàn (Offsite) cũng như các công cụ trực thuộc giúp bạn dễ dàng thiết kế những hoạt động phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển trong từng giai đoạn của doanh nghiệp.
7. Chiến lược quản trị mối quan hệ với khách hàng – Shopper Relationship Management
Nắm vững nguyên tắc, quy trình xây dựng, chăm sóc khách hàng tạo nền tảng giúp bạn thu hút và giữ chân khách hàng ở lại với thương hiệu, hạn chế tối đa khả năng khách hàng chuyển sang công ty đối thủ…
8. Tối ưu hoá hiệu quả doanh thu
Mảng kiến thức này bao gồm 2 đối tượng là doanh thu và hiệu quả hoạt động. Với doanh thu, bạn được trang bị công thức, các thành tố ảnh hưởng & cách thức tác động để tăng doanh thu cách hiệu quả. Với hiệu quả hoạt động, bạn được cung cấp các KPIs để đánh giá & đo lường, phương pháp đọc và phân tích các chỉ số, báo cáo… giúp xác định tình hình kinh doanh hiện tại, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp và góp phần dự báo nguồn doanh thu trong tương lai.
9. Quy trình xây dựng chiến lược Marketing kênh Thương mại Điện tử – E-Marketing Campaign Planning
Nắm vững quy trình cũng như các công cụ, bối cảnh cần lưu ý giúp bạn xây dựng được một chiến dịch Marketing bài bản và hiệu quả trên kênh thương mại điện tử; có được kim chỉ nam định hướng mọi hoạt động của doanh nghiệp theo đúng mục tiêu đã đề ra.
Lời kết: Thương mại điện tử cạnh tranh ngày càng khốc liệt và gay gắt buộc bạn phải đứng giữa 2 lựa chọn: chấp nhận thất bại hoặc không ngừng thay đổi để thích nghi. Do đó, việc trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết ngay từ hôm nay chính là chìa khóa giúp bạn sẵn sàng đối mặt với mọi tình huống và hướng đến thành công.
Để nắm bắt thêm nhiều kiến thức về Ecommerce, hãy tham gia ngay Khóa học “Design Winning Ecommerce Channel” – Thiết kế kênh thương mại điện tử hiệu quả tại CASK Academy.
► Link Tham khảo: https://www.cask.vn/trade/ecommerce-online
► Đọc thêm kiến thức vềEcommerce tại: https://www.cask.vn/blog/trade-sale
► Đăng ký nhận guidebook Ecommerce ngay tại: https://tinyurl.com/nhanngayguidebookecomm