Hành trình Chuyển đổi số của Dropbox
Business

Hành trình Chuyển đổi số của Dropbox

Hôm nay chúng ta sẽ xem qua trường hợp Chuyển đổi số để cải cách mô hình kinh doanh/kinh tế - Economic Model, 1 hiện tượng xảy ra rộng khắp trong nhóm công ty cung cấp dịch vụ phần mềm, lưu trữ dữ liệu, Website… mà 1 tên tuổi lớn đủ mang tính đại diện là Dropbox.

Hôm nay chúng ta sẽ xem qua trường hợp Chuyển đổi số để cải cách mô hình kinh doanh/kinh tế - Economic Model, 1 hiện tượng xảy ra rộng khắp trong nhóm công ty cung cấp dịch vụ phần mềm, lưu trữ dữ liệu, Website… mà 1 tên tuổi lớn đủ mang tính đại diện là Dropbox.

Quá khứ cồng kềnh

Vào những năm 1990, 2000… hẳn ai trong chúng ta cũng nhớ rõ mua 1 phần mềm có bản quyền như Window, Microsoft Office, Photoshop… hay các tựa Game máy tính như: Heroes of Might and Magic, Warcraft 3… có nghĩa là mua đứt: bạn bỏ 1 số tiền và có được bộ dĩa để cài đặt & tái cài đặt tùy thích, với thời hạn mãi mãi. Về mặt pháp lý, bạn đã mua bản quyền vĩnh viễn – Permanent License – để sử dụng phần mềm đó. Phía công ty có thể có thêm dịch vụ bảo trì phần mềm cho bạn, và tính phí theo năm.

Thoạt trông thì chắc bạn thấy mô hình ấy cũng hợp Logic và bình thường quá đi chứ: bạn mua phần mềm, phần mềm được lưu trữ trong dĩa, nên bạn phải mua… cái dĩa và mang về nhà xài. Nhưng, cái Logic bề mặt ấy không che khuất được hết nhiều điểm kém linh hoạt:

  • Nhiều phần mềm có nhiều tính năng, công thức sử dụng… phức tạp; đòi hỏi bạn phải dùng trong 1 thời gian nhất định – chẳng hạn 1 tháng – mới cảm nhận rõ bạn có hợp với nó hay không, có thích nó hay không, nó có tốt hơn phần mềm đối thủ hay không. Mua đứt ngay từ đầu khiến bạn tốn 1 khoản phí không thể thu hồi.
  • Đôi khi bạn không có nhu cầu dùng phần mềm nào đó… cả đời, có thể đơn giản vì bạn muốn thay đổi phần mềm khác, hoặc chính các phần mềm cũng ra các bản cập nhật theo thời gian. Giá trị mua bản quyền dùng trọn đời cao hơn giá trị dùng thực tế của bạn.
  • Đó chỉ mới nói về phía sử dụng từ người dùng mà thôi. Mô hình kinh doanh này còn ngốn chi phí khổng lồ từ phía nhà sản xuất: phí sản xuất bộ dĩa phần mềm, phí phân phối, phí vận chuyển… Quả thật là cồng kềnh, theo đúng chất kinh doanh truyền thống. Thế nên, công nghệ thăng hoa thì các mô hình kinh doanh cũng chuyển mình, thoát xác nhẹ nhàng hơn.

Linh hoạt, linh hoạt, linh hoạt nữa

Năng lực lưu trữ dữ liệu, tốc độ xử lý & truyền tải thông tin không ngừng được nâng cao trong suốt 4 thập niên qua đưa tới thành quả ngày nay là những mô hình kinh doanh hết sức linh hoạt – chẳng hạn như: Dropbox, Netflix, Spotify… Các mô hình này đều sử dụng phương thức đặt mua dài hạn – Subscription, thường gồm 3 chế độ:

  • Khách hàng mới được mời sử dụng miễn phí – Free Trial – trong khoảng thời gian nhất định, thường là 1 tháng. Giai đoạn này đủ để người dùng tìm hiểu, đánh giá dịch vụ, đồng thời là 1 phương tiện thu hút, giữ chân họ.
  • Chế độ dịch vụ chuẩn – Standard: đây là chế độ dịch vụ gồm đầy đủ những tính năng cần thiết cho người dùng, và được tính phí theo tháng, quý hay năm. Người dùng có thể ngừng dịch vụ bất kỳ lúc nào.
  • Chế độ dịch vụ cao cấp – Plus/Premium: hình thức nâng cao của chế độ chuẩn, được thêm vào tính năng, lượng người dùng… với mức phí cao hơn. Người dùng cũng có thể ngừng dịch vụ theo ý thích.

Chính sự linh hoạt trên khiến hàng loạt các công ty phần mềm giờ đây được gọi tên là doanh nghiệp SaaS – Software as a service – tức: dịch vụ hóa phần mềm. Các phần mềm giờ đây không còn yếu tố hữu hình – dĩa CD, DVD - như một vật có thể cầm nắm, mang đậm ấn tượng của 1 sản phẩm vật lý như trước. Giờ đây, chúng vô hình, bởi chúng chỉ là dữ liệu được lưu trữ tại các máy chủ của công ty. Bạn muốn dùng phần mềm, công ty sẽ phục vụ bạn hệt như các loại dịch vụ khác: cắt tóc, ăn uống, vận chuyển… Hết thời hạn, bạn có ngừng mà không sở hữu 1 sản phẩm nào cả. Linh hoạt & vô cùng tiết kiệm cho doanh nghiệp.

Dropbox đã vận dụng mô hình này, thu hút hơn 200 triệu người dùng bằng 1 đề xuất đơn giản: ai đã điền tên & mật khẩu sẽ được 2 GB lưu trữ miễn phí trên Cloud. Nếu bạn cần thêm dung lượng, bạn có thể trả phí 9.99 USD/tháng và được đến 2 TB.

Chỉ có thế thôi! Đơn giản quá ư? Chỉ có Chuyển đổi số mới khiến mọi chuyện trở nên đơn giản như thế!

Giải pháp chuyển đổi số của CASK cung cấp cho doanh nghiệp thuộc nhiều ngành hàng các giải pháp giúp xử lý vấn đề và tận dụng cơ hội trong các mảng việc cốt lõi: Chiến lược, Định vị, Vận hành, Công nghệ và Báo cáo.

Thông tin chi tiết

Giải pháp Chuyển đổi số theo ngành: https://www.cask.vn/blog/chuyen-doi-so-theo-nganh

Giải pháp chuyển đổi số theo phòng: https://www.cask.vn/blog/chuyen-doi-so-theo-phong

Bài viết cùng chuyên mục

5 xu hướng Digital Marketing 2019 nổi bật
Business

Năm 2019 đã bắt đầu, các doanh nghiệp đang không ngừng tìm kiếm những lợi thế cạnh tranh mới và cách để kết nối với nhiều khách hàng hơn. Sự phát triển của Digital Marketing không có dấu hiệu chậm lại, đó là lý do tại sao các chủ doanh nghiệp bỏ nhiều chi phí và nỗ lực hơn vào phát triển các công cụ Digital Marketing. Dưới đây là 5 xu hướng Digital Marketing nổi bật mà bạn cần biết trong năm 2019 này.
Xem thêm
5 Xu hướng dẫn dắt Thương mại điện tử năm 2019
Business

Tại Việt Nam, thương mại điện tử đạt 9 tỷ USD năm 2018 về quy mô, tăng trưởng gấp 2 lần so với năm 2017 ở mức 2,8 tỷ USD với mức tăng trưởng trung bình hàng năm 38% trong giai đoạn 2015 – 2018. Một số sàn thương mại điện tử có doanh thu tăng đột biến tới 300% – 400%. Thị trường đầy tiềm năng này là cơ hội lớn để các chủ doanh nghiệp bước vào và kiếm tiền. Vậy, làm cách nào để nắm bắt tốt các xu hướng thương mại điện tử cho doanh nghiệp của bạn?
Xem thêm
17 mẹo chạy facebook ads để tăng doanh số bán hàng
Business

Bạn có đang sử dụng quảng cáo của Facebook? Đó là một công cụ tuyệt vời giúp các người bán hàng online mang sản phẩm đến với nhiều đối tượng hơn. Sử dụng một số thủ thuật và mẹo nhất định, bạn có thể thu được nhiều giá trị hơn từ chúng. Bạn có thể nhận được nhiều cái nhấp chuột hơn, nhiều khách hàng mục tiêu hơn và bán được nhiều hàng hơn.
Xem thêm
4 bài học thành công đắt giá trong thương mại điện tử
Business

“Trong quá khứ, các công ty chỉ cần so sánh với bản thân mình trước đó để biết mình có đang hoàn thiện hay không. Nhưng điều này nay không còn đúng nữa. Các công ty nay phải so sánh với đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và sự tăng trưởng của thị trường để đảm bảo rằng mình không bị bỏ lại phía sau”.
Xem thêm
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2019 có gì nối bật?
Business

Tổng quan, báo cáo cho biết: tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam năm vừa qua đạt trên 30%. Quy mô thị trường thương mại điện tử đạt 7,8 tỷ USD. Khảo sát cho thấy 47% các doanh nghiệp hiện nay có đa số lao động thường xuyên sử dụng email trong công việc. Tuy nhiên, vẫn còn tới 19% doanh nghiệp vẫn chưa tạo được cho nhân viên thói quen sử dụng email.
Xem thêm

Các Giải Pháp Arrow

Liên hệ với chúng tôi

1 Facebook 0901 03 09 00