Dù bạn có đến trung tâm mua sắm trong những năm gần đây hay không hay chỉ tình cờ gặp thương hiệu yêu thích của mình ở nơi nào đó, thì mảng bán lẻ vẫn không ngừng phát triển, luôn thu hút người tiêu dùng, các chiến lược gia bán lẻ và các nhà sáng lập.
Nhu cầu người tiêu dùng không ngừng thay đổi, các trung tâm thương mại trở nên vắng khách hơn, thay vào đó là sự gia tăng thương mại điện tử do nhu cầu giao lưu cộng đồng trên mạng xã hội, các nhà thương mại điện tử ra sức chiêu dụ người tiêu dùng , các thương hiệu bán trực tiếp cho người tiêu dùng (D2C- direct-to-consumer) ngày càng thu hút người tiêu dùng bằng các hoạt động mang tính trải nghiệm - pop-ups.
Melissa Gonzalez - nhà sáng lập nữ hiện đang nắm chắc nhịp đập của xu hướng bán lẻ hiện tại và sắp tới, là người thành lập Lion Lionesque Group, chiến lược gia bán lẻ và tác giả của The Pop-Up Paradigm: How Brand Build Human Connected in A Digital Age đã nói.
Vào năm 2009, tôi đã quyết định rời Phố Wall nơi tôi là phó chủ tịch phòng kinh doanh, để có thể theo đuổi đam mê của mình. Vào thời điểm đó, tôi đang tổ chức một chương trình truyền hình và sản xuất phim, khát khao không ngừng cho thế giới sáng tạo. Bước ngoặt thực sự giúp tôi bước vào một lĩnh vực mới xảy ra khi một người bạn mời tôi hợp tác với doanh nghiệp gia đình của anh ấy, khách sạn Roger Smith tại trung tâm Manhattan, với đề nghị 'làm gì đó sáng tạo với không gian này . '
Phần còn lại là kiến trúc gặp bán lẻ: Gonzalez thành lập Lion’esque Group vào năm 2009 và từ đó được biết đến như là người làm pop up tiên phong. Nhóm Lionithesque giúp các thương hiệu và nhà phát triển tái cấu trúc tư duy và định dạng lại những gì có thể có trong các không gian thật Một số khách hàng đáng chú ý của Lion’esque Group trong những năm qua bao gồm Nordstrom, Puma, nền tảng ký gửi The RealReal và home decor The Citizenry.
Tháng 1 vừa qua, Tập đoàn Lion'esque đã hợp tác với công ty thiết kế bán lẻ và kiến trúc toàn cầu MG2 để thành lập công ty sáp nhập đầu tiên kiến trúc và thiết kế bán lẻ đầy đủ dịch vụ, thu hẹp khoảng cách giữa bất động sản, kiến trúc, bán lẻ và khách hàng - chuyển đổi các nhà bán lẻ và trung tâm thương mại sẽ trông như thế nào trong thập kỷ tới.
Ở quy mô lớn hơn, mối quan hệ đối tác này cho thấy việc mua sắm sẽ như một chuỗi sự kiện hơn là một thứ để làm: Mua sắm sẽ nhanh chóng trở thành những trải nghiệm đầy sáng tạo, nơi mọi người được kết nối. Và nó cũng là cơ hội để Brand truyền đạt sứ mệnh, giá trị của mình, xây dựng cộng đồng và tạo ra kết nối cảm xúc, đồng thời trưng bày lựa chọn sản phẩm được quản lý tốt, tích hợp công nghệ cho phép quản lý, kiểm tra toàn diện.
Tôi đã yêu cầu Gonzalez chia sẻ một số dự đoán và đề xuất của cô ấy dành chi các thương hiệu trực tuyến trong nước đang tìm cách mở rộng thành cửa hàng thực sự (dù những cái pop up lên cửa hàng cố định). Chào đón một năm mới, với chia sẻ của Gonzalez ,tương lai của ngành bán lẻ sẽ được dự doán đến hết năm nay và cho những năm về sau
1- Cửa hàng thực vẫn đang và sẽ là công cụ thúc đẩy tăng trưởng trực tuyến.
“Nó là nơi Brand xây dựng sự kết nối con người sâu sắc hơn, xây dựng cộng đồng với lịch sự kiện tại cửa hàng (in-store event). Nơi bạn thử các đối tác hợp tác” Gonzalez nói. Kết quả, chúng ra sẽ tiếp tục thấy các hình thức cửa hàng Flagship, Pop-up shop, Pop-in shóp, tùy thuộc vào thị trường lúc đó
2- Các thương hiệu sẽ ưu tiên không gian cho những khoảnh khắc thương hiệu (immersive brand moment) hơn khả năng bán được hàng
Quen thuộc với hình thức bán hàng không trữ hàng (dropship) như một khái niệm bán lẻ? (Theo Shopify, Dropshipping là phương thức bán lẻ trong đó cửa hàng không giữ sản phẩm bán trong kho. Thay vào đó, người bán thuê kho từ bên thứ ba thường là nhà buôn hoặc nhà sản xuất - để thực hiện đơn đặt hàng.)
Chiến thuật này sẽ giúp định hình diện mạo bán lẻ: Người tiêu dùng ngày càng chấp nhận hình thức dropship, nhiều thương hiệu sẽ ưu tiên tối ưu hóa không gian dựa trên trải nghiêm trên mỗi mét vuông so với tối đa hóa năng lực bán hàng trên mỗi mét vuông, dựa vào những khoảnh khắc thương hiệu đắm, Gonzalez chia sẻ
Điều này cũng có thể mở ra cơ hội đầu tư nhiều hơn vào trải nghiệm kỹ thuật số tại cửa hàng (chẳng hạn như màn hình cảm ứng cho lối đi vô tận, đặt hàng để giao hàng và trải nghiệm thực tế ảo).
3- Nhiều thương hiệu sẽ lựa chọn mô hình showroom có thể bán hàng.
Tiếp nối quan điểm trên, nhiều thương hiệu D2C sẽ thử nghiệm showroom có thể bán hàng, đặc biệt với ngành hàng như giày dép và nhà cửa.
Gonzalez giải thích: Các thương hiệu sẽ ưu tiên từng mét vuông cho trải nghiệm trên sản phẩm và sẽ tích hợp kiểm tra kỹ thuật số và điện thoại di động, sử dụng công nghệ Foot Print (công nghệ trải nghiệm mua hàng dựa trên dữ liệu GPS) cho thanh toán một lần.
4- Nhấn mạnh ánh sáng và kệ lắp ráp.
Theo Gonzalez, ngân sách sẽ được đầu tư nhiều cho hệ thống chiếu sáng LED, cũng như đồ đạc kỹ thuật số và các quầy kệ lắp ráp (modular fixtures). Các quầy kệ kiểu này sẽ ngày càng trở nên phổ biến, do đó chúng có thể dễ dàng được tận dụng tháo lắp khi tung sản phẩm mới. Hoặc khi cần phải nhanh gọn cho các sự kiện trong cửa hàng , khi di chuyển từ cửa hàng này sang cửa hàng khác.
5- Instagram hóa sẽ ngày càng chiếm lĩnh.
Các thương hiệu và nhà bán lẻ sẽ dịch chuyển dần sang instagram, nhưng sẽ làm điều đó với một tư duy toàn diện hơn, tạo ra những trải nghiệm truyền cảm hứng cho khách muốn chia sẻ những gì họ đã khám phá.
(Xem xét việc trang trí một cái gì đó trong cửa hàng của bạn có thể có thể giúp xuất hiện “neon moment” như Gonalez miêu tả- Dãi trang trí trở thành điểm nhấn cho một tấm hình đẹp đăng instagram. Bạn có thể sáng tạo một bức tường hoa, như hình dưới đây. )
6- Cửa hàng pop up sẽ hoạt động lâu hơn, như là cửa hàng thử nghiệm trước khi mở cửa hàng thực tế.
Cửa hàng pop up sẽ hoạt động lâu hơn, thậm chí lên tới một năm, - các thương hiệu có thể kiểm tra khả năng tồn tại của các khoản thuê dài hạn và kiểm chứng được những gì hoạt động tốt và những gì không. Cửa hàng Pop up sẽ đóng vai trò là nơi thử nghiệm các định dạng cửa hàng, làm mẫu, thôngtin cho các thương hiệu và nhà bán lẻ về cách họ nên tiếp cận các cửa hàng.
Eldor: Chiến thuật nào các nhà bán lẻ có thể tận dụng để tạo ra trung tâm thương mại của thập kỷ mới?
Gonzalez: Khách hàng muốn trải nghiệm. F & B cũng là một thành phần quan trọng trong việc thúc đẩy lưu lượng khách hàng với thời gian ở lại lâu hơn, cũng như các không gian và dịch vụ hợp tác. Và người thuê không chỉ là nhà bán lẻ nữa - họ có thể là trung tâm y tế / chăm sóc sức khỏe hoặc công viên giải trí.
Một số ý tưởng cuối cùng đáng suy ngẫm: Trung tâm mua sắm Aventura gần Miami gần đây đã được đăng trên New York Times như một ví dụ về một trung tâm mua sắm đã phát triển mạnh nhờ sự sắp đặt nghệ thuật, khu ẩm thực được tân trang có tên là Tr Treats Food Hall, và một máng trượt chín tầng ngoài trời.
Kết, Gonzalez nhắc chúng ta rằng các nhà bán lẻ trên mạng có thể dựa vào cơ hội mà ngày nay các nhà điều hành và nhà phát triển trung tâm thương mại đang tìm kiếm những khoảnh khắc trải nghiệm hơn. Họ có thể sử dụng các khu vực chung để marketing, cho các sự kiện và làm khu vực rộng rãi để khách hàng thoải mái đi lại-nhằm tăng lưu lượng khách hàng